Thứ Ba, 24/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 4/12/2011 13:2'(GMT+7)

Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương:Đổi mới mạnh mẽ cách làm phim

Cảnh phim “Chất xám” của đạo diễn Nguyễn Thước - một phim tài liệu đi vào đề tài nóng của xã hội

Cảnh phim “Chất xám” của đạo diễn Nguyễn Thước - một phim tài liệu đi vào đề tài nóng của xã hội

 

Thực tế thành công của những bộ PTL quốc tế chiếu ở VN gần đây cho thấy nhất thiết phải đổi mới cách làm PTL ở VN. Với Hãng phim Tài liệu & Khoa học T.Ư, việc đổi mới đó đang diễn ra như thế nào, thưa bà?

- Qua 3 năm tổ chức LHPTL quốc tế, đã giúp các nghệ sĩ của hãng tiếp cận, học hỏi được rất nhiều từ phong cách làm phim, cách thức thể hiện đề tài. Với PTL của hãng, đương nhiên mảng đề tài truyền thống vẫn phải làm, nhưng nay tỉ lệ phim về chiến tranh, hậu chiến tranh không nhiều so với các năm trước. Đề tài nóng trong xã hội ngày càng được quan tâm với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như lao động di cư - đặc biệt lao động nữ, lấy chồng ngoại, biến đổi khí hậu... Một số đề tài trước đây thuộc diện “nhạy cảm”, né tránh như giáo dục thanh - thiếu niên, quan hệ tình dục, tệ nạn xã hội... hãng cũng thực hiện và được dư luận đánh giá tốt.

Có ý kiến cho rằng, PTL của VN quá ngắn cả về dung lượng lẫn phạm vi ảnh hưởng của đề tài?

- Đúng là có sự khác biệt lớn về thời lượng. PTL quốc tế thường dài từ 70-100 phút, phim ta thường từ 20-30 phút. Ở đây có vấn đề năng lực đạo diễn, không phải ai cũng có thể làm phim 100 phút hấp dẫn khán giả. Rồi vấn đề tài chính, một phim họ có thể làm tới 8-10 năm. Chúng ta làm phim theo kế hoạch, đầu năm được giao tài chính, cuối năm giao sản phẩm. Vì thế phim chỉ làm 1 năm phải xong. Tuy nhiên, hãng cũng khuyến khích đạo diễn làm dài - dĩ nhiên là tùy theo vấn đề của phim (khi đó, hãng có hỗ trợ tài chính).

Những vấn đề hãng phải đối mặt khi sắp chuyển đổi sang Cty TNHH một thành viên, thưa bà?

- Từ tháng 6.2010, hãng đã có quyết định chuyển đổi Cty TNHH một thành viên. Khi chuyển đổi, sự tự chủ của hãng nhiều hơn. Nhà nước đặt hàng theo sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh, phải mở thêm nhiều dịch vụ như phối hợp với đài truyền hình sản xuất các chương trình tại trường quay của hãng, rồi khai thác cơ sở vật chất của hãng, cho thuê máy móc, nhà xưởng... Hãng tiếp tục phải làm nhiều phim hay, tốt hơn nữa để giữ vững thương hiệu... Vấn đề khó nhất vẫn là con người. Đội ngũ sáng tác yếu và thiếu. Nguyên nhân sâu xa là từ những năm 1990 đến năm 2000, hãng không nhận thêm người để giảm quỹ lương (đã có thời hãng có tới 450 người). Bài toán tài chính không khoa học dẫn đến thế hệ kế cận hụt hẫng. Đến năm 2015, khi nhiều nghệ sĩ nghỉ hưu, thì hãng còn mỏng hơn. Thế hệ 50 tuổi rồi thế hệ 30, không có sự tiếp nối ở giữa. Làm PTL không thể tốt nghiệp ra trường là làm được ngay, đòi hỏi phải trải nghiệm nhiều. Trong khi cơ chế tài chính thấp, thu nhập bình quân anh em trong hãng có 5 triệu đồng/tháng, người mới ra trường có 2 triệu đồng. Nhưng đó là khó khăn chung của ngành, không chỉ điện ảnh tài liệu.

Còn đầu ra của PTL?

- Hãng rất quan tâm. Trước đây khi là doanh nghiệp công ích, hãng không có chức năng phát hành phim. Việc phổ biến phim qua các đài truyền hình cũng trên cơ sở phối hợp, chứ không thể bắt buộc. Vì Nghị định 54 của Chính phủ về bổ sung Luật Điện ảnh không đề cập đến việc chiếu PTL và hoạt hình ở đâu, chỉ nói đến phim truyện. Theo chúng tôi, nghị định nhà nước nên quy định rõ thời lượng bắt buộc chiếu PTL trên truyền hình, vì PTL còn là phục vụ chính trị. Việc tổ chức các tuần PTL, ngày PTL đến với khán giả đều miễn phí mới có người xem. Nhưng ngân sách chỉ cấp cho sản xuất, không có ngân sách cho phát hành và phổ biến phim. Vì thế, chúng tôi muốn đề xuất Nhà nước khi đặt hàng sản phẩm, cần có kinh phí cho quảng bá và phát hành phim. Tuy nhiên, hãng vẫn phải chủ động gửi phim các nơi, quảng bá các tác phẩm ở các kênh, hệ thống phát hành phim...

Vì sao hãng chưa quảng bá, phát hành phim trên Internet, cũng như đưa phim vào các trường học?

- Nếu trước đây, giả sử hãng có trang web riêng, quảng bá phim và các tổ chức nước ngoài muốn mua, hãng cũng không thể bán vì trong giấy phép kinh doanh không có chức năng phát hành phim, nay khi chuyển sang Cty TNHH một thành viên, được bộ phê duyệt chuyển đổi giấy phép kinh doanh mới có thể bán tác phẩm mình sản xuất ra. Bán, nhưng xử lý nguồn tài chính thu được ra sao cũng cần có quy chế. Như quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh đã có quyết định thành lập, nhưng chưa có quy chế hoạt động. Cũng như việc đưa PTL vào trường học là mong muốn từ lâu của hãng, nhưng cũng vẫn phải có cơ chế và nguồn tài chính, chứ nhiều khi nhìn 10.000 bộ phim trong kho cũng sốt ruột lắm!

- Xin cảm ơn bà!

Nguồn:Lao Động

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất