Thứ Hai, 23/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Sáu, 3/2/2012 13:58'(GMT+7)

Hãy trả những gì của dân gian về với dân gian

 

Nói về biện pháp để khắc phục tình trạng này, GS sử học Nguyễn Khắc Thuần nhìn nhận:

- Thứ nhất, hãy trả những gì của dân gian về với dân gian. Bởi lẽ, một khi bị can thiệp quá sâu, lễ hội sẽ mất hết giá trị văn hóa dân gian bị phai nhạt và thậm chí, mất cả tác dụng giáo dục. Trong khi đó, lễ hội do dân làm có nhiều cái hay. Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Hữu Cảnh ở An Giang có đông người tham gia, mỗi người mỗi việc.

Lễ được tổ chức trong ba đêm, đêm đầu lúc 0h, đêm thứ hai lúc 1h và đêm thứ ba lúc 2h. Ấy vậy mà người dân làm chu đáo đâu ra đấy. Mặt khác, thông qua lễ hội, người dân gắn kết với nhau hơn. Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang do dân làm cũng khá tốt.  Bất cứ ai ở xa đến cũng được người ta tiếp đón chu đáo, mời cơm.

Để  đón khách, người ta phải nấu đến ...16 tấn gạo! Người nấu cơm coi đó là việc thiện, người ăn cơm cũng coi đó là tấm lòng với Nguyễn Trung Trực. Lễ hội cũng đã gắn kết con người với nhau. Sự can thiệp thái quá của cơ quan quản lý nhà nước vào lễ hội sẽ làm mất tính dân gian vốn hàm chứa  nhiều điều tốt đẹp trong đó.

Thứ hai, bớt tổ chức lễ hội tốn kém. Lễ hội hiện nay được tổ chức quá nhiều. Có những lễ hội không xuất phát từ ý nguyện của dân gian, mà từ nội dung hoạt động của  phòng văn hóa các cấp. Năm 2011, ba huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm xin TP.Hà Nội  cho tổ chức tới... trên 400 lễ hội là điều vượt quá mức bình thường. Lễ hội quá nhiều, mà lại  không đặt lên đầu tính dân gian và những giá trị thiết thực. Đó là chưa kể,  lễ hội tốn khá nhiều tiền của mà kết quả thu được không lớn, như lễ hội đón bằng khen, tổng kết thi đua...

Thứ ba, Nhà nước không nên tổ chức quá nhiều lễ hội ngoại nhập. Trong các lễ hội, tính phức tạp ngày càng lớn. Lễ hội của dân gian VN, nhưng các trò chơi lại du nhập từ nước ngoài: Các trò điện tử, cờ bạc ngoại, kể cả những hình thức xa lạ khác. Thậm chí, có những lễ hội  hoàn toàn ngoại nhập. Sự du nhập văn hóa có tính chất quy luật, nhưng cái gì cũng vậy,  nếu để cho dân gian làm, hãy để dân gian chọn lựa.

Thứ tư, trong các lễ hội, Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý, mở đường cho phát triển và quảng bá những nét đẹp. Trong đó có các trò chơi dân gian nâng cao kỹ năng sống, giá trị đạo đức, đề cao  liên kết cộng đồng. Kiên quyết ngăn chặn, tẩy trừ những hoạt động phản văn hóa như mê tín dị đoan, những  biểu hiện lệch lạc như trò chơi cờ bạc, trò chơi bạo hành, những lời nói khiến người ta bị tổn thương.

Thứ năm, lễ hội có lúc thịnh, suy, cái gì không hay thì hãy để tàn lụi, cái gì hay dân sẽ tìm cách bảo vệ. Mặt khác, trình độ của dân chúng ngày càng cao, sẽ giúp họ chọn để tham gia lễ hội phù hợp.

Theo ông, có thời nào việc mua thần bán thánh bát nháo ở lễ hội  nhiều như thời bây giờ không?

- Thời nào cũng có, nhưng ngày xưa ít hơn. Vấn đề là ở chỗ, ngày trước, nếu phát hiện ra thì người ta sẽ nghiêm trị những hành động như thế, còn ngày nay, cao nhất chỉ là phạt hành chính, chẳng có tác dụng răn đe!

Ông có nhận xét gì về hai cực trong lễ hội là cuồng tín và vô thần?

-Tôn kính lễ hội cũng là tôn kính xã hội, tôn kính thần thánh cũng là để làm điều có ích. Nhưng có những chuyện đáng xấu hổ như tình trạng giẫm đạp nhau để cướp ấn đền Trần. Trong sử sách, lễ khai ấn đời nào cũng có, nhưng là ấn của vua, chứ không phải ấn của ...thánh thần. Một lễ hội bị biến thành  chuyện tranh cướp là điều không đáng có và không đúng. Có những người đi cướp ấn để xin thăng quan tiến chức và họ cũng đã có chức nên mới xin như vậy.

Xin cảm ơn Giáo sư.

Theo Lao Động

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất