Chủ Nhật, 29/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Tư, 1/7/2009 16:30'(GMT+7)

Hoài Nhơn Bình Định thực hiện Chương trình bồi dưỡng chuyên đề công tác tuyên truyền miệng

Bờ biển Bình định

Bờ biển Bình định

Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã biên soan và có hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên”.

Theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, chương trình gồm 5 chuyên đề được thực hiện trong 4 ngày. Trong đó giới thiệu 5 chuyên đề và 5 đề cương với thời gian 3 ngày; trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch 0,5 ngày và tham quan thực tế hoặc nghe báo cáo chuyên đề 0,5 ngày.

Xuất phát từ thực tế ở cơ sở, vần đề cần thiết nhất ở đây là phương pháp tiến hành một buổi tuyên truyền miệng (cả quá trình chuẩn bị và thực hiện tuyên truyền). Vì vậy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đề xuất và được Ban Tuyên giáo Huyện ủy thống nhất giới thiệu 5 chuyên đề 2,5 ngày; chuẩn bị thực hành 0,5 ngày; thực hành tuyên truyền, trao đổi, nhận xét 1 ngày.

Ngay buổi đầu tiên khai mạc lớp học, Ban tổ chức đã phân công giới thiệu 5 đề cương để học viên chuẩn bị các nội dung để ngày cuối cùng thực hành tuyên truyền. Tham dự ngày thực hành có lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo Ban Tuyên giáo. Sau khi học viên thực hành, lớp học góp ý và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị góp ý trực tiếp để học viên thực hành và cả lớp rút kinh nghiệm. Qua góp ý của lãnh đạo và học viên, kết thúc lớp học đạt một số kết quả như sau:

Thứ nhất, nội dung chương trình đã đáp ứng được yêu cầu thiết thực của đội ngũ báo cáo viên cơ sở, khái quát được vị trí, vai trò, chức năng, lịch sử của tuyên truyền miệng, quá trình chuẩn bị đề cương tuyên truyền và các bước cụ thể trong buổi tuyên truyền. công tác xây dựng và tổ chức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Thứ hai, đây là chương trình mới và rất thiết thực với cơ sở, với phương châm “cầm tay chỉ việc” nên Ban tổ chức lớp học phân công giảng viên trực tiếp giảng dạy là những người có kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và làm công tác tuyên truyền. Trong đó chủ yếu là cán bộ lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Trung tâm bồi dưỡng chính trị, nhờ đó chất lượng bài giảng được nâng lên và gắn lý luận với thực tiễn làm cho bài giảng sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ.

Thứ ba, các học viên thực hiện tuyên truyền đã thể hiện được tâm thế của người báo cáo viên, bình tĩnh, tự tin, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có tầm bao quát được diễn đàn. Kết hợp được giữa yêu cầu của Ban tổ chức với nội dung tuyên truyền như giới thiệu các bước chuẩn bị đề cương, tài liệu chính phục vụ chuẩn bị đề cương, đối tượng tuyên truyền (đảng viên, nhân dân, đoàn viên thanh niên…) và phương pháp tuyên truyền.

Thứ tư, trước khi đi vào nội dung cụ thể, học viên giới thiệu bản thân, nghề nghiệp; khái quát nội dung cần tuyên truyền, xác định những yếu tố khách quan và chủ quan tác động ảnh hưởng đến bản thân và đối tượng được tuyên truyền; chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói. Trong thực hành tuyên truyền đã phân tích, giải thích rõ ràng từng nội dung, liên hệ với thực tế địa phương nơi mình đang sinh sống và công tác.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cũng còn một số tồn tại cần khắc phục:

- Công tác chuẩn bị đề cương chưa thật tốt nên trong tuyên truyền còn đứt quãng, để “thời gian chết” nhiều, một số học viên còn sử dụng ngôn ngữ đọc nhiều hơn ngôn ngữ nói, diễn đạt không có điểm nhấn.

- Có học viên chưa thật sự chủ động, tự tin, tập trung quá nhiều vào đề cương, ít bao quát đối tượng nghe.

- Đề cương chuẩn bị dàn đều theo kiểu thông báo tình hình, không xác định được trọng tâm, trọng điểm nội dung cần tuyên truyền.

- Sau khi thực hiện xong nội dung, chưa đặt vấn đề hỏi lại người nghe nội dung nào chưa rõ cần trao đổi lại…

Công tác tuyên truyền miệng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, tăng cường sự thống nhất về chính trị tư tưởng ở cơ sở; thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của đất nước: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

  • Cao Đình Hữu (Trung tâm bồi dưỡng chính trị Hoài Nhơn, Bình Định)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất