Thứ Năm, 10/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 28/6/2010 23:4'(GMT+7)

Hướng dẫn trẻ em đi bộ đúng luật

Do đó người lớn, trước hết là các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn, tập dượt cho trẻ em đi bộ đúng cách, đúng luật, bảo đảm an toàn cho bản thân, không gây cản trở giao thông và xây dựng thói quen văn hóa giao thông.

Ai bước chân ra đường đều phải nắm các quy định và chấp hành quy định an toàn giao thông. Tuy nhiên, các quy định quá nhiều, được diễn đạt theo ngôn ngữ pháp lý, hạn chế sự tiếp thu của các đối tượng ở lứa tuổi vị thành niên. Ðể hướng dẫn trẻ em đi bộ hiểu luật, theo chúng tôi, trước hết cần rút gọn các quy định thành ba nhóm: phải, cấm và lưu ý để các em nhớ và thực hiện. Thí dụ, quy định đối với người đi bộ: Phải: đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có những chỉ dẫn và các điều kiện nói trên thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm về sự an toàn của mình cũng như của các đối tượng tham gia giao thông khác...

Cấm: "đi tắt" sang đường bằng cách trèo qua giải phân cách hoặc rào chắn, thường là những nơi cho phép phương tiện cơ giới chạy với tốc độ cao, rất nguy hiểm. Hoặc chạy nhanh băng qua đường, động thái này dễ gây bất ngờ đối với người điều khiển phương tiện cơ giới, nếu xử lý lúng túng, nhiều khả năng xảy ra va chạm.

Lưu ý: trẻ em dưới bảy tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; khi đi bộ theo đoàn thì phải có người hướng dẫn; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông; tránh vừa sang đường vừa đùa nghịch...

Trẻ em dễ chủ quan, do chưa đủ khả năng lường trước các mối nguy cơ. Cần có cách nhắc nhở và phân tích hết sức sinh động những nguy cơ có thể xảy ra trong trường hợp không thực hiện các quy định nói trên, nhất là các loại vi phạm con mình, em mình (do tính cách, thói quen) dễ mắc phải, để các em nhớ lâu, chú ý thực hiện và dần dần trở thành thói quen...

Về tổ chức và quản lý giao thông, cần tiếp tục tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người đi bộ như xây thêm cầu vượt dành cho người đi bộ ở những nơi mật độ xe cơ giới qua lại dày đặc, hạn chế tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè và lòng đường, ngăn chặn vi phạm của người điều khiển xe cơ giới gây nguy hiểm cho người đi bộ (vượt đèn đỏ, chạy xe trên vỉa hè)... Mặt khác, có biện pháp và thái độ kiên quyết hơn đối với vi phạm của người đi bộ, theo đúng quy định mới. Ðây là một trong những việc làm cần thiết để Nghị định 34 phát huy hiệu lực, đồng thời rèn luyện thói quen, chấp hành luật giao thông của người đi bộ, góp phần xây dựng "tấm gương của người lớn", bài học sâu sắc nhất, hiệu quả nhất đối với các em khi tham gia giao thông...

Theo Nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất