Thứ Sáu, 29/11/2024
Hướng dẫn - chỉ đạo
Thứ Ba, 15/7/2008 21:57'(GMT+7)

Hướng dẫn về Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 39 CT/TW của Bộ Chính trị: ''Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến''

1- Mục đích, yêu cầu:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về yêu cầu cấp bách thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 3 tháng 6 nam 1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII); xác định trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan đơn vị trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

- Gắn việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị với việc tổ chức thực hiện Luật Thi đua-khen thưởng và Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị (khoá VIII) nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng lập thành tích xuất sắc chào mừng các ngày kỷ niệm và các ngày lễ lớn hai năm 2004-2005; tiến tới Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII vào năm 2005 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

- Góp phần xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời, tạo bước chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng thành tích cách mạng, chống mọi biểu hiện thành tích chủ nghĩa, phô trương, lãng phí; thực hành tiết kiệm.

2 - Nội dung tuyên truyền:

- Tuyên truyền, giáo dục nội dung công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền thống, thành tựu, kinh nghiệm tiến hành công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước ta hơn nửa thế kỷ qua.

- Tuyên truyền, giáo dục theo các nội dung Chỉ thỉ 35-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá IX), Luật Thi đua - khen thưởng và các Nghị định của Chính phủ triển khai thực hiện Luật. .

- Tuyên truyền, cổ động cho các phong trào thi đua yêu nước, nhất là các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi; phong trào xoá đói giảm nghèo; phong trào đền ơn đáp nghĩa; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ...

- Tuyên truyền, cổ động cho các nhân tố mới và điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội: phát hiện nhân, tố mới, xây dựng và bồi dưỡng điển hình tiến tiến, phổ biến kinh nghiệm và cách làm hay của các điển hình tiên tiến, trên cơ sở đó tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến.

- Tổ chức đấu tranh, phê phán mọi biểu hiện hình thức chủ nghĩa trong các phong trào thi đua; những biểu hiện tiêu cực trong thực hiện công tác khen thưởng; khắc phục các biểu hiện phô trương thành tích.

- Tuyên truyền các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII năm 2005.

3 - Tổ chức thực hiện:

- Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và Trung ương các đoàn thể chính trị có kế hoạch hướng dẫn tuyên truyền và tổ Chức chỉ đạo thực hiện ở địa phương, ngành, đơn vị; đồng thời, tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo, phát hiện, bồi dưỡng và xây dựng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, làm mô hình nhân diện rộng.

- Ban Tuyên giáo cấp uỷ đảng của các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, đơn vị chủ động tham mưu, giúp cấp uỷ và lãnh đạo, tổ chức các cuộc thi sáng tác và xuất bản các tác phẩm về chân dung các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong thời kỳ đổi mới; về gương người tốt, việc tốt; về những nhân tố mới và điển hình tiên tiến.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở Trung ương có kế hoạch sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước và khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích; tiếp tục có biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước hướng tới Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII năm 2005, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

- Bộ Văn hoá - thông tin chỉ đạo các hoạt động của ngành như xuất bản, báo chí, thông tin cổ động, triển lãm, thư viện, điện ảnh... xây dựng các chương trình, đề án tuyên truyền cổ động cho các phong trào thi đua yêu nước và làm tốt công tác khen thưởng; coi trọng việc tuyên truyền nhân tố mới và điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng (cả tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại).

- Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Trung ương chỉ đạo các Hội chuyên ngành ở Trung ương và các Hội Văn học-nghệ thuật địa phương tổ chức sáng tác các tác phẩm ca ngợi, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, thể hiện cao đẹp hình tượng con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Các cơ quan thông tin đại chúng, trước hết là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo của các đảng bộ tỉnh và thành phố mở chuyên trang, chuyên mục tiến tới Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII năm 2005.

- Lực lượng báo cáo viên của Đảng và các đoàn thể chính trị tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ đề thi đua yêu nước, nhất là nội dung của các phong trào thi đua, truyền thống thi đua và những tấm gương sáng xuất hiện trong các phong trào thi đua của ngành, địa phương, đơn vị.

             K/T Trưởng ban
Phó Trưởng ban Thường trực

                       (Đã ký)

                    Hồng Vinh


Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất