Thứ Năm, 21/11/2024
Dân tộc - Tôn giáo
Thứ Tư, 15/11/2023 9:7'(GMT+7)

Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La: Thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Người dân bản Cang, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vui mừng chào đón ánh điện mới

Người dân bản Cang, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vui mừng chào đón ánh điện mới

CHƯƠNG TRÌNH MTQG 1719 ĐEM LẠI CUỘC SỐNG MỚI CHO ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đang tích cực triển khai các dự án thành phần. Sau hơn 2 năm, Chương trình MTQG 1719 đã từng bước làm thay đổi diện mạo nhiều bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.

Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 có mục tiêu tổng quát: Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Từ nguồn vốn của dự án 1, Chương trình MTQG 1719, hàng trăm hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu đã nhận được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt. Từ sự trợ giúp thiết thực này, bà con nhân dân đều vui mừng phấn khởi vì có vật dụng tiện lợi để chứa nước sạch sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.

Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình MTQG 1719 trên khắp các bản làng vùng đồng bào DTTS của huyện Yên Châu, nhiều công trình trường, lớp học, trạm y tế, chợ trung tâm xã, hay các điểm tái định cư phòng, chống thiên tai đang dần được hình thành. Những công trình hạ tầng mới không chỉ từng bước góp phần thay đổi diện mạo nhiều bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng DTTS và miền núi, mà còn là động lực để các xã vùng khó vươn lên.

Đồng bào dân tộc thiểu số tại Sơn La được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Đồng bào dân tộc thiểu số tại Sơn La được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân có nước sạch để sinh hoạt, một nhà văn hóa với đầy đủ không gian và các thiết chế cũng được huyện Yên Châu hỗ trợ xã Chiềng Đông xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng. Theo đồng chí Hoàng Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông, trong những năm qua từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, xã đã nhận được hỗ trợ xây dựng một nhà văn hóa cộng đồng xã và 2 nhà văn hóa thôn bản. Toàn xã có 192 hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt, 35 hộ gia đình có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo dự án 1 của Chương trình.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Ông Quàng Văn Năm, Bản Luông Mé, Chiềng Đông, Yên Châu cho biết, được hỗ trợ bồn chứa nước này chúng tôi rất vui, có bồn chứa nước rất tiện trong việc sinh hoạt của gia đình. Gia đình tôi dùng để chứa nước mưa hoặc nước sạch để sinh hoạt, rất đảm bảo vệ sinh.

Ông Hoàng Văn Khù, Chủ tịch UBND Chiềng Đông, Yên Châu thông tin cho biết, trong thời gian qua thì xã cũng được hỗ trợ lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở vật chất đó là nhà văn hóa bản Nhôm, bản Chai và nhà văn hóa cộng đồng của xã, công trình đường giao thông nông thôn vào khu mó nước nóng của bản Thèn Luông.

Từ việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều gia đình hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc thiểu số đã được hỗ trợ về phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Gia đình chị Hoàng Thị Tình là 1 ví dụ. Những năm đầu mới lập nghiệp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, may mắn chị Tình được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH với số tiền 50 triệu đồng. Chị đã quyết định đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc  nhốt chuồng và trồng thêm 2,5ha cây ăn quả. Kinh tế và thu nhập của gia đình cũng từ đó đi lên.

Chị Hoàng Thị Tình, Bản Nà Khoang, Tú Nang, Yên Châu khi trả lời phỏng vấn cho biết, được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách, gia đình tôi mua thêm bò và đầu tư làm chuồng trại kiên cố hơn, hiện gia đình có 11 con bò đang phát triển rất tốt. Cùng với nuôi bò gia đình tận dụng phân bò đã ủ để bón cho cây xoài. Nguồn thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt, gia đình đã có của ăn của để, có điều kiện chăm lo cho con ăn học tốt hơn.

Thực hiện  Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, huyện Yên Châu đã và đang triển khai 9 dự án thành phần với hàng chục tiểu dự án, với tổng nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 trên 144 tỷ đồng. Toàn huyện đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 31 công trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất như nhà văn hóa, đường giao thông, trường lớp học, nước sinh hoạt, sắp xếp dân cư vùng thiên tai… Sau 2 năm triển khai Đề án 1719, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện Yên Châu đã có những đổi thay tích cực.

Trưởng phòng dân tộc huyện Yên Châu Lừ Văn Chung cho biết, thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện đã và đang triển khai 9 dự án thành phần với hàng chục tiểu dự án với tổng nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 là trên 144 tỷ đồng. Từ nguồn lực được phân bổ huyện đã đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp 31 công trình dự án đầu tư cơ sở vật chất như nhà văn hóa, đường giao thông trường lớp học, nước sinh hoạt, sắp xếp dân cư vùng thiên tai.

Từ các dự án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vùng ĐBKK, đến nay 100% các xã có đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất; trường học, trạm y tế đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân… Các chương trình, dự án được triển khai đã góp phần để mỗi năm huyện giảm trên 3% hộ nghèo.

Đến nay, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện Yên Châu đã có những đổi thay tích cực. Hiện, 100% các xã trên địa bàn đã có đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã bản, hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất, trường học trạm y tế đã cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Các chương trình dự án đã góp phần để mỗi năm huyện giảm trên 3% số hộ nghèo.

Trong thời gian tới cùng với việc triển khai các chính sách dân tộc, huyện Yên Châu tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình MTQG 1719, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn.

 Thực hiện Nghị quyết số 120 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) giai đoạn 2021-2030, tháng 10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình. Theo đó, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030 cấp trung ương được đặt tại Ủy ban Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là Phó Trưởng ban thường trực.

 Báo cáo đánh giá của Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc sáng ngày 8/5/2023 tại Nhà Quốc hội về Chất lượng một số văn bản hướng dẫn trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, kết quả thực hiện 10 dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng DTTS và MN: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng DTTS và MN và các đơn vị sự nghiệp công lập; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và MN; kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện chương trình.

Về kết quả giải ngân thực hiện Chương trình, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, năm 2022, kết quả quả giải ngân thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS và MN trên cả nước đạt 5.721.233 triệu đồng, đạt tỷ lệ trung bình 43,76% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao...

Anh Phương

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất