Chủ Nhật, 8/9/2024
Dân tộc - Tôn giáo
Thứ Năm, 9/11/2023 14:0'(GMT+7)

Sóc Trăng: Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đem lại cuộc sống mới cho bà con đồng bào dân tộc thiểu sổ

Anh Thạch Suôl (người dân tộc Khmer, thứ 2), ở ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) nguồn vốn từ Dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" (thuộc Chương trình MTQG 1719) anh đầu tư trồng màu chuyên canh vừa giải quyết việc làm, cho thu nhập ổn định, giúp gia đình thoát nghèo bền vững.

Anh Thạch Suôl (người dân tộc Khmer, thứ 2), ở ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) nguồn vốn từ Dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" (thuộc Chương trình MTQG 1719) anh đầu tư trồng màu chuyên canh vừa giải quyết việc làm, cho thu nhập ổn định, giúp gia đình thoát nghèo bền vững.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025.

NHIỀU KẾT QUẢ TÍCH CỰC TỪ CHƯƠNG TRÌNH 1719

Chỉ sau hai năm triển khai Chương trình 1719 đi vào cuộc sống, đến nay, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều dự án, tiểu dự án đã phát huy hiệu quả hỗ trợ người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Huyện Long Phú có gần 30% dân số là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thực hiện Chương trình 1719, từ năm 2022 đến nay, huyện Long Phú đã triển khai xây dựng được 49 căn nhà ở, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hơn 200 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 65 hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo. Đồng chí Thạch Hoàng Tha, Trưởng phòng Dân tộc huyện Long Phú cho biết: “Huyện Long Phú đã tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 4 là đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong năm 2022, huyện đã giải ngân thực hiện 8 công trình giao thông nông thôn với kinh phí hơn 5,9 tỷ đồng và từ đầu năm 2023 đến nay đã giải ngân hơn 7,3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 9 công trình giao thông thiết yếu ở các ấp, xã đặc biệt khó khăn. Chương trình đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo người DTTS trên địa bàn huyện”.

Bên cạnh việc triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở ấp đặc biệt khó khăn, xã Long Phú cũng đã chú trọng triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ sinh kế để bà con nâng cao mức sống, tạo sức bật, động lực phát triển. Ông Thạch Dương ở ấp Nước Mặn, xã Long Phú cho biết: “Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, không có đất sản xuất, thu nhập chủ yếu từ việc đi làm thuê. Nay được chính quyền địa phương hỗ trợ cho 2 con bò, gia đình rất phấn khởi. Tôi sẽ chí thú làm ăn, phát triển đàn bò thật tốt để có nguồn thu nhập ổn định, không còn là hộ cận nghèo”.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Huỳnh Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Phú cho biết: “Từ nguồn vốn thực hiện các dự án thuộc Chương trình 1719 đã giúp các ấp, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Long Phú từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 1719 bảo đảm đúng quy trình, thủ tục và tiến độ giải ngân theo kế hoạch đề ra, từ đó nâng cao cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, giúp đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trong huyện không ngừng được nâng lên”.

NHIỀU CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG

Nhằm hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Tại tỉnh Sóc Trăng, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ DTTS xây nhà an cư, chuyển đổi nghề, có thêm điều kiện phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cùng với các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện chính sách tín dụng cho đồng bào DTTS có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, đến cuối năm 2022, Sóc Trăng còn 15.139 hộ nghèo (chiếm 4,54%) theo tiêu chí nghèo đa chiều; trong đó hộ nghèo Khmer còn 7.122 hộ (chiếm 7,01%/tổng số hộ Khmer), hộ nghèo Hoa còn 345 hộ/tổng số hộ Hoa (chiếm 2,09%).

Thời gian qua, việc thực hiện tín dụng chính sách để thực hiện Chương trình MTQG 1719 tỉnh Sóc Trăng được triển khai đồng bộ, kịp thời. Ông Trịnh Trương Phúc Hiệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cho biết: 2 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đã phát vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình MTQG 1719 cho 405 lượt hộ vay chuyển đổi nghề, với kinh phí trên 19,6 tỷ đồng. Đồng thời, phát vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác cho 51.604 lượt hộ; trong đó, 13.335 hộ DTTS, 2.790 lượt hộ nghèo (có 996 hộ DTTS), 8.786 lượt hộ cận nghèo (có 2.242 hộ DTTS), 20.917 lượt hộ mới thoát nghèo (có 5.237 hộ DTTS), với số tiền trên 1.132,6 tỷ đồng để phục vụ đầu tư sản xuất, mua con giống, thức ăn chăn nuôi; cho vay giải quyết việc làm 8.549 hộ (có 1.788 hộ DTTS), với số tiền trên 340,3 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu lao động là 21 người (có 2 hộ DTTS), với số tiền trên 1,9 tỷ đồng.

Theo ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025 cho biết: “Để đảm bảo triển khai đạt chất lượng, hiệu quả Chương trình MTQG 1719, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường, đổi mới trong công tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đồng bào DTTS. Hộ dân cần có sự chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo bền vững, tránh tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Tập trung, đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng tiến độ, phấn đấu đến hết niên hạn giải ngân năm 2023, giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao”.

Các hoạt động tín dụng chính sách ở Sóc Trăng được triển khai hiệu quả, qua đó đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác cải thiện, từng bước nâng cao điều kiện sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình MTQG 1719.

HỖ TRỢ CHO NGƯỜI ĐỒNG BÀO DỘC TỘC THIỂU SỐ VAY VỐN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Chị Lâm Thị Sươl, ở ấp Cà Lăng A Biển, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thu hoạch củ hành, từ khi được địa phương tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn vay chính sách ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Ảnh: Gia Uyên

Chị Lâm Thị Sươl, ở ấp Cà Lăng A Biển, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thu hoạch củ hành, từ khi được địa phương tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn vay chính sách ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Ảnh: Gia Uyên

Cùng với các nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Thạnh Trị còn tích cực phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719. Trong năm 2022, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho 86 hộ DTTS với số tiền trên 4,9 tỷ đồng. Phòng Dân tộc huyện cũng đã phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho 409 người, giải quyết việc làm cho 767 người DTTS, tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Tuân Tức (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 70%). Thời gian qua, xã quan tâm thực hiện các chính sách nâng cao đời sống người dân như hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi ngành nghề, vay vốn phát triển sản xuất, sử dụng điện an toàn, nước sạch hợp vệ sinh. Đặc biệt, Chương trình MTQG 1719 luôn được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong xã triển khai thực hiện tốt.

Là một trong những hộ được hỗ trợ vốn chuyển đổi ngành nghề và hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, ông Thạch Chơn, ấp Trung Bình, xã Tuân Tức phấn khởi cho biết: “Được chính quyền địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Trị cho vay vốn được 40 triệu đồng, gia đình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại và mua cặp bò giống về nuôi. Những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS làm gia đình tôi cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Giờ gia đình tập trung phát triển đàn bò, nỗ lực lao động để cuộc sống ngày càng ổn định”.

Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG 1719, ông Liêu Sơn Nhì, Chủ tịch UBND xã Tuân Tức cho biết: “Khi có kế hoạch của huyện, xã Tuân Tức đã thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý, tổ chức họp ban chỉ đạo triển khai đến các ấp; chỉ đạo các ấp triển khai họp dân, rà soát những người có nhu cầu thụ hưởng chính sách như: nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề; lập danh sách niêm yết công khai tại trụ sở. Còn đối với các mô hình chuyển đổi ngành nghề, thì theo nhu cầu thực tế của bà con như mô hình chăn nuôi, buôn bán nhỏ, sửa chữa cơ khí… để phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế. Trong năm 2023, huyện giao chỉ tiêu cho xã đối với đất ở là 3 hộ và nhà ở 32 hộ, với tổng nguồn vốn hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện xã đã và đang triển khai thực hiện”.

Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719 theo Nghị quyết số 28 của Chính phủ là đòn bẩy quan trọng tạo động lực cho các hộ dân vùng đồng bào DTTS Sóc Trăng thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Như Hiếu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất