Chủ Nhật, 10/11/2024
Dân tộc - Tôn giáo
Thứ Hai, 13/11/2023 11:35'(GMT+7)

Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước tổ chức họp mặt già làng, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Bình Phước tổ chức họp mặt già làng, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2023.

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tỉnh Bình Phước luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào Khmer, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tổng số học sinh người DTTS trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022 là 37.263 em, tương đương 18,5% tổng số học sinh toàn tỉnh (201.387 học sinh); công tác đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ học tập, giảng dạy được quan tâm thực hiện; các chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh dân tộc Khmer có điều kiện được đến trường như: hỗ trợ học bổng, tiền, gạo, miễn giảm học phí; chính sách thu hút đối với giáo viên, cán bộ giáo dục công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của đồng bào được thực hiện hiệu quả.

Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trong đồng bào dân tộc Khmer được quan tâm thực hiện. Đến nay, tỉnh đã phổ cập xong giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Kết quả, duy trì 11/11 huyện, thị xã, thành phố và 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; duy trì 23/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập Trung học phổ thông; có 148/389 trường được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 38,05%.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm, đầu tư mở rộng. Từ năm 2016 đến nay tỉnh đã xây dựng và thành lập mới Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Bù Đốp; xây dựng mới cơ sở vật chất của Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Lộc Ninh đảm bảo đạt chuẩn quốc gia. Thành lập Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Điểu Ong trên cơ sở nâng cấp Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Điểu Ong, đưa số Trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh lên 7 trường (có 1 trường THPT, 2 trường THCS-THPT, 4 trường THCS).

Chính sách cử tuyển luôn được tỉnh quan tâm. Trong quá trình bố trí, sử dụng cán bộ, các cấp ủy Đảng luôn chú ý đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người DTTS; đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, căn cứ kết quả tốt nghiệp ra trường của học sinh người DTTS diện cử tuyển, UBND tỉnh bố trí công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố cho 152 sinh viên tốt nghiệp đại học các chuyên ngành đúng vị trí việc làm, trong đó có 4 sinh viên người dân tộc Khmer.

CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER

Trong 5 năm qua, tỉnh Bình Phước đã tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho 2.899 lượt chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; gần 1.000 lượt cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, cán bộ không chuyên trách thôn, ấp, khu phố.

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện sinh hoạt đúng theo hiến chương, điều lệ của từng tôn giáo. Đa số đồng bào thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương.

Để phát triển toàn diện nguồn nhân lực các DTTS, trong đó có dân tộc Khmer, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực trong vùng DTTS theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS được tỉnh cử đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2016 đến năm 2022 là 108 lượt người, trong đó: Cử đi đào tạo 69 lượt cán bộ, công chức, viên chức; bồi dưỡng 39 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện bồi dưỡng cho 1.479 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc, bồi dưỡng tin học văn phòng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ là người DTTS nói chung, trong đó có dân tộc Khmer luôn được tỉnh quan tâm thực hiện tốt. Công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch cán bộ là người DTTS tối thiểu phải đạt từ 5% trở lên theo theo tỷ lệ DTTS đang sinh sống trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có 90/25.426 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 0,353% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh (cấp tỉnh là 0,75%, cấp huyện là 0,2%, cấp xã là 0,42%); có 35 người được đưa vào quy hoạch cán bộ. Trong 5 năm, đã cử 12 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer.

Bên cạnh việc được thụ hưởng các chính sách dân tộc chung cho người DTTS theo các quy định chung của Chính phủ, đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh còn được quan tâm, thăm hỏi động viên nhân các dịp Lễ, Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Soncedolta. Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã tặng 38 phần quà cho tập thể Ban Hộ tự Chùa Nam tông Khmer với giá trị từ 2 đến 3 triệu đồng/phần và gần 500 phần quà cá nhân, mỗi phần trị giá từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng cho các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, người có uy tín, già làng tiêu biểu.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất