Thứ Ba, 15/10/2024
Thế giới
Thứ Năm, 28/4/2011 10:28'(GMT+7)

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo các chuyên gia, sự mất cân đối gia tăng trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã tạo ra sự chênh lệch lớn về điều kiện cuộc sống, giáo dục, y tế. Đó là nhân tố chính dẫn đến hố sâu ngăn cách giàu nghèo. Căn cứ theo hệ số Gini - hệ số dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, của hai quốc gia giàu có nhất trên thế giới là Trung Quốc và Mỹ, có thể thấy được tình hình phân hóa giàu nghèo trên thế giới đã gay gắt đến mức nào. Hệ số Gini của Trung Quốc đã tăng từ 0,16 trong thập niên 80 lên 0,49 năm 2009, trong khi đó hệ số này tại Mỹ hiện nay là 0,45. Theo tiêu chuẩn thế giới 0,5 là mức báo động “đỏ”, tức là mức nghiêm trọng nhất, có khả năng nguy cơ gây biến động xã hội.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), 2/3 số người nghèo nhất thế giới đang sinh sống tại Châu Á, tương đương 700 triệu người, với thu nhập chưa đến 1 USD/ngày. ADB cảnh báo, đến năm 2015, “châu lục này sẽ chiếm khoảng một nửa số người nghèo của thế giới. Sự đối lập về tình trạng người nghèo cùng với những kết quả được đánh giá cao của nền kinh tế khu vực Châu Á trong năm qua đang làm người ta liên tưởng tới một logic: tăng trưởng và phân hóa giàu nghèo”.

Tại Trung Quốc trong năm qua, số lượng tỷ phú đã tăng gấp hai lần so với năm trước đó. Cùng với kết quả ấn tượng như GDP Trung Quốc lần đầu tiên xếp thứ hai thế giới. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những con số đó là bình quân thu nhập trên đầu người của Trung Quốc vẫn xếp hạng sau 100, nằm cùng nhóm với những nước có thu nhập trung bình thấp cùng với Bolivia, Ấn Độ và Syria. Theo Báo cáo tổng kết 30 năm cải cách, trong giai đoạn 1978 - 2007, số người nghèo tại Trung Quốc đã giảm từ 250 triệu xuống còn 14 triệu. Nhưng nếu theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, thu nhập dưới 1,25 USD/ngày, thì số người nghèo ở Trung Quốc hiện nay khoảng 150 triệu người, nghĩa là cứ 11 người có một người bần cùng.

Bên cạnh thách thức của việc phân hóa giàu nghèo, Châu Á còn phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong việc đáp ứng các mục tiêu ngoài thu nhập. Theo ADB, hiện có khoảng 71% số người không được tiếp xúc với các hệ thống vệ sinh hiện đại tập trung tại Châu Á và gần 60% số người thiếu nước sạch cũng sinh sống tại châu lục này. Cứ 100 trẻ em chết trước tuổi lên 5 vì thiếu các điều kiện chăm sóc y tế, dinh dưỡng cơ bản thì có 43 trẻ em là người Châu Á./.

Thanh Hải (Theo AP)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất