Thứ Sáu, 27/9/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 4/5/2010 20:20'(GMT+7)

Làm cho thế giới hiểu đúng về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Lễ hội Chùa Hương (Ảnh minh hoạ)

Lễ hội Chùa Hương (Ảnh minh hoạ)

Để đáp trả những luận điệu xuyên tạc đó, chúng ta đã nhiều lần công khai trả lời trên các diễn đàn quốc tế và trước các phương tiện thông tin đại chúng về lập trường, quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền, dựa trên nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam trước sau như một, luôn tôn trọng và thực hiện những nguyên tắc đó. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước đầu tiên ở Đông Nam châu Á ngày 2-9-1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời Tuyên bố độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: “Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, trong những quyền ấy có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay sau khi giành độc lập dân tộc, một số quyền cơ bản của con người đã được quy định trong hiến pháp 1946 như: Quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được đi lại… Các quyền con người ngày càng được mở rộng trong Hiến pháp 1959. Cho đến Hiến pháp 1980 và gần đây là Hiến pháp 1992, các quyền con người đã được quy định một cách đầy đủ, rộng rãi nhất như: Các quyền về kinh tế, văn hoá giáo dục, tôn giáo…

Hiến pháp năm 1992 quy định công dân Việt Nam không phân biệt giới tính, màu da, không phân biệt tôn giáo, dân tộc… mọi người sinh ra đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, tín ngưỡng, tài sản, thư tín, điện thoại… Mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do sản xuất, kinh doanh, quyền được học tập, quyền được khám chữa bệnh… và Nhà nước Việt Nam đảm bảo thực thi các quyền đó. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp lập ra thông qua bầu cử. Quốc hội thay mặt nhân dân giải quyết những công việc hệ trọng của đất nước và giám sát hoạt động của toàn bộ các cơ quan Nhà nước khác, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân bầu ra các đại biểu quốc hội, song cũng có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với những đại biểu không xứng đáng với trọng trách mà nhân dân giao phó.

Các thế lực phản động, thù địch đã không từ một thủ đoạn nào, viện mọi nguyên cớ để nói xấu chế độ ta, đồng thời chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng cho rằng, Việt Nam đã vi phạm nhân quyền trong một số lĩnh vực tư pháp, lao động, tôn giáo. Luận điệu của chúng là: Trong hoạt động xét xử của chúng ta vẫn có hình phạt tử hình. Hay trong sử dụng lao động, người lao động vẫn còn hưởng lương thấp… Những luận điệu trên là không có căn cứ. Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu khoa học, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. Các khung hình phạt được quy định trong bộ luật, vừa là sự trừng phạt đối với những kẻ phạm tội, vừa là biện pháp răn đe, giáo dục đối với người phạm tội nói riêng và đối với xã hội nói chung. Pháp luật Việt Nam không xét xử người vô tội, chỉ tuyên phạt tử hình đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội, xâm phạm đến tính mạng và tài sản của người dân… Xuất phát từ một nhà nước, một chế độ nhân đạo, pháp luật Việt Nam luôn dành cho những người phạm tội một cơ hội, một lối thoát đó là: Sẵn sàng giảm nhẹ tội (cho những người phạm tội được hưởng chế độ khoan hồng) nếu như họ biết ăn năn hối cải… Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam không phải là một hình phạt ác độc như một số người nước ngoài thường nói. Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận hợp thành chủ quyền và là công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam phải có nghĩa vụ chấp hành. Điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Đối với vấn đề lao động và việc làm hiện nay ở Việt Nam, phần đông người lao động, đặc biệt là các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp phải làm việc với thời gian nhiều hơn, tiền lương thấp và chế độ đãi ngộ cũng thấp hơn, thậm chí thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Nhưng phải hiểu rằng, trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội. Các chính sách xã hội thường xuyên được đổi mới hoàn thiện, bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng xã hội. Các chính sách về tiền lương, trợ cấp được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp, theo hướng ngày càng cải thiện. Nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp, được quan tâm đặc biệt. Ngoài các chính sách của Nhà nước còn có sự giúp đỡ của xã hội và cộng đồng, thông qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Trong quá trình xây dựng lại đất nước, một mặt Việt Nam phải đầu tư phát triển kinh tế xã hội, mặt khác hằng năm chúng ta phải dành một lượng lớn ngân sách cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bom mìn... Đó cũng là nguyên nhân sâu xa tại sao người lao động Việt Nam chưa có được các chế độ vật chất tốt như những nước phát triển. Nhưng không vì thế mà Nhà nước Việt Nam bỏ qua những quyền cơ bản của con người được quy định trong hiến pháp. Để cụ thể hoá các quyền đó, Bộ luật Lao động nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã quy định một cách đầy đủ nhất các quyền của người lao động như: Thời gian làm việc, tiền lương, bảo hiểm… Chủ sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức có liên quan có nghĩa vụ thực thi các quyền đó.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các quyền của người lao động ngày càng được tôn trọng, thời gian làm việc được rút ngắn, tiền lương được nâng lên. Các chế độ đãi ngộ khác được đảm bảo như: Bảo hiểm, y tế, du lịch, khen thưởng… Người lao động cảm thấy hài lòng với vị trí, công việc cũng như chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Sự cố gắng, nỗ lực của Đảng và Nhà nước không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực lao động và việc làm, mà mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, đảm bảo các dịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng, xoá nạn mù chữ, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, đảm bảo công bằng xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng tài sản cho người dân… đã được cộng đồng và các tổ chức quốc tế như: FAO, WHO, UNICEF… thừa nhận.

Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm kết hợp với dựng nước và giữ nước. Biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Khát vọng tự do ấy chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam, đồng thời cũng là ước mơ của toàn nhân loại. Do hoàn cảnh lịch sử vừa phải bước ra từ các cuộc chiến tranh tàn khốc, hậu quả chiến tranh nặng nề, nền kinh tế còn kém phát triển, chúng ta đang phấn đấu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nên việc đề ra và thực thi các chính sách về quyền con người còn gặp khó khăn và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, không thể vin vào những hạn chế, thiếu sót, yếu kém để phủ nhận những cố gắng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong lĩnh vực nhân quyền. Để làm cho thế giới hiểu đúng về bức tranh nhân quyền Việt Nam, cần tăng cường thông tin ra nước ngoài, qua nhiều kênh, dưới nhiều hình thức, làm cho nhân dân thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng thực tế nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong vấn đề bảo đảm nhân quyền nhưng không thể chấp nhận để những kẻ từng đem bom đạn giết hại người dân Việt Nam bây giờ lại lớn tiếng chỉ trích Việt Nam về nhân quyền. Đó là điều vô lý!

(Theo: Trần Bình Tám/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất