Thứ Sáu, 20/9/2024
Sinh hoạt tư tưởng
Thứ Ba, 28/7/2009 21:5'(GMT+7)

Lào Cai: Sau 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Một góc Thành phố lào Cai

Một góc Thành phố lào Cai

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và toàn thể hệ thống chính trị của tỉnh Lào Cai về dân chủ và dân chủ trực tiếp của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; quá trình thực hiện Quy chế dân chủ đã giúp cho cán bộ, đảng viên, công chức trong toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nhận thức sâu sắc hơn về quyền làm chủ và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Ở nhiều địa phương, trong quá trình hoạt động, chính quyền cơ sở đã chủ động, tích cực hơn trong việc đối thoại và lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong những năm qua ở Lào Cai đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tác động tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hoá - xã hội ở cơ sở; góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Các cấp uỷ Đảng đã đổi mới phương thức hoạt động theo hướng dân chủ, dựa vào dân, chịu sự giám sát của dân để xây dựng Đảng. Chính quyền ở cơ sở đã làm việc theo hướng ngày càng khoa học và hiệu quả. Phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được chuyên nghiệp và chuyển biến rõ về thái độ, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân. Việc thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước đã được thực hiện bước đầu có hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc phục vụ nhân dân của các cơ quan nhà nước các cấp. Hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được đổi mới về tổ chức và hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trách nhiệm với dân, hạn chế một bước tình trạng phô trương, hình thức, hành chính hoá.

Đối với người dân, trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ, do được cung cấp thông tin đầy đủ hơn, kịp thời hơn nên họ đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng, bộ máy chính quyền ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu là hiệu quả, làm giảm bớt tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.

Tuy nhiên, cùng với những thành tích đã đạt được, quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Đó là, do nhận thức về dân chủ còn hạn chế, chưa thấy hết tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, tính cấp bách và lâu dài của vấn đề dân chủ cũng như việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung và thực hiện quy chế dân chủ nói riêng, nên không ít cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu gương mẫu trong việc thực hiện quy chế dân chủ. Đồng thời, do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của Cuộc vận động ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ờ khu dân cư” nên chưa cụ thể hoá việc thực hiện quy chế dân chủ vào nội dung Cuộc vận động. Ở một số địa phương chỉ tập trung thực hiện quy chế dân chủ trong thời gian đầu khi mới triển khai, chưa có sự duy tân, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên; triển khai thực hiện quy chế dân chủ nhưng chưa gắn kết một cách chặt chẽ, khoa học với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở…

Để thời gian tới việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt kết quả tốt hơn, cần  tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những chủ trương chỉ đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực thực hiện dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Để công tác giáo dục, tuyên truyền đạt hiệu quả cao, phải đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục và thường xuyên đổi mới; chú trọng đến trình độ, phong tục tập quán của từng đối tượng để lựa chọn những hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Kiên quyết khắc phục tình trạng người dân không biết hoặc không nắm được đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở do không được cung cấp thông tin.

Hai là, từng bước nâng cao trình độ dân trí nói chung, đặc biệt là những kiến thức về pháp luật để nhân dân có thể hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từ đó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của người làm chủ và có đủ năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Ba là, các cấp uỷ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có nền nếp trong việc tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ; coi đây là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cơ sở phải thể hiện không khí dân chủ, đồng thời tích cực vận động và tạo điều kiện tối đa để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của mình.

Bốn là, cần gắn việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Thực hiện chính sách động viên, khen thưởng kịp thời nhữg địa phương, cá nhân làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để gây rối, vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong xã hội và nhân dân./.

Đại Hải

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất