Thứ Ba, 24/9/2024
Chính sách
Thứ Năm, 30/6/2011 20:53'(GMT+7)

Luật bảo vệ người tiêu dùng – công cụ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 gồm 6 chương 51 điều được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010 nhằm thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. So với quy định trước đây, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nhiều điểm mới trong đó đáng chú ý là những quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Cấm các các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo, hoặc che giấu cung cấp thông tin không đầy đủ sai lệch, không chính xác về sản phẩm, uy tín khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân; quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng, hoặc ép buộc người tiêu dùng...

Sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam 2010 tạo hành lang pháp lý vững chắc để công tác bảo vệ người tiêu dùng được thực thi có hiệu quả. Ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương nhấn mạnh: Để các quy phạm của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào thực tế, cần phải có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và của chính người tiêu dùng. Để làm tốt công tác bảo vệ người tiêu dùng thì phải phát huy tốt sức mạnh của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò trung tâm. Có như vậy, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng mới được bảo đảm, các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới được phát huy trên thực tế.)

Tại hội thảo các đại biểu tập trung thảo luận về những vấn đề được được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm như: quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kinh nghiệm của Châu Âu trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.

Việt Cường



 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất