Thứ Hai, 7/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 16/11/2009 20:27'(GMT+7)

Lung linh sắc màu Tây Nguyên

Dàn cồng chiêng của người Khơ me Nam bộ.

Dàn cồng chiêng của người Khơ me Nam bộ.

Với chủ đề "Cồng chiêng Tây Nguyên và tinh thần đoàn kết các dân tộc", các tiết mục nghệ thuật "góp vui" cho lễ bế mạc đã phản ánh đa dạng cuộc sống và sinh hoạt của người Tây Nguyên như màn hát múa "Truyền thuyết Biển Hồ", "Vòng tay Đam San". Song, ấn tượng nhất là lễ hội đường phố với sự phô diễn của 29 đoàn cồng chiêng tham gia Festival. Đoàn Campuchia "khoe" những chiếc cồng chiêng hình bán nguyệt; đoàn Myanma giới thiệu cồng chiêng có 21 núm nhỏ; đoàn Phi-líp-pin tạo ấn tượng với du khách bằng dàn cồng chiêng 6 chiếc có âm thanh vang, sắc… Đội chủ nhà Việt Nam đem đến nghệ thuật cồng chiêng 3 miền, từ Tây Bắc (đoàn Điện Biên, Hòa Bình…), miền Trung (đoàn Ninh Thuận, Quảng Trị…) đến Nam bộ (đoàn Bạc Liêu, Cà Mau…). Độc đáo hơn cả là nghệ thuật cồng chiêng của 11 dân tộc thiểu số vùng cao nguyên như Bana, M'nông, Gia Rai… được hàng trăm nghệ nhân trình diễn.

Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Trưởng BTC Festival khẳng định: Mặc dù lần đầu tiên Gia Lai tổ chức, song 15 hoạt động tại Festival đã đưa cồng chiêng Tây Nguyên và các nước Đông Nam Á đến với du khách trong nước và quốc tế.

* Sáng cùng ngày, lễ hội "Mừng lúa mới" đã được nhân dân làng Mrông Yố, xã Laka, huyện Chư Păh (Gia Lai) trình diễn tại Công viên văn hóa Đồng Xanh (Pleiku). Phần lễ có gà, lợn để cúng tế, cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển. Phần hội là những bản nhạc cồng chiêng bất tận, những điệu múa xoang uyển chuyển của các chàng trai, thiếu nữ Mrông Yố và các trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ như kéo co, đấu vật…

Thu Hiền-HNM0

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất