Thứ Bảy, 5/10/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 18/7/2009 7:21'(GMT+7)

Mấy nét về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua

Lễ khánh thành và bàn giao một trường học cho huyện U Minh(Cà Mau)-công trình do Tập đoàn Dầu khí QGVN tặng

Lễ khánh thành và bàn giao một trường học cho huyện U Minh(Cà Mau)-công trình do Tập đoàn Dầu khí QGVN tặng

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, từ năm 2006 tới nay các cấp ủy đảng, chính quyền  và ngành giáo dục các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nỗ lực đầu tư, chăm lo cho công tác này. 3 năm qua, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn chưa thể khắc phục hết, nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng sông nước này đã có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận: 

- Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông được củng cố và phát triển. Năm học 2008 - 2009, toàn vùng có 6.537 trường, trong đó có 561 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, tăng 10% về số trường và 83,l% về số trường đạt tiêu chuẩn quốc gia so với năm học 2005 - 2006. Hệ thống trường học được rà soát quy hoạch lại phù hợp với đặc điểm dân cư, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của phát triển giáo dục và đào tạo. Các trường phổ thông dân tộc nội trú được xây dựng ngày một hoàn chỉnh, khang trang, đáp ứng yêu cầu nuôi dạy và mở rộng quy mô đối với học sinh dân tộc thiểu số. Toàn vùng hiện có 24 trường phổ thông dân tộc nội trú, tăng 7 trường so với năm 2005 và cơ bản đã phủ kín các huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Đội ngũ giáo viên đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Toàn vùng có 165.195 giáo viên, tăng 6,4% so với năm 2005; trong đó, tỉ 1ệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn quốc gia là 85% ở cấp mầm non, 47,30% ở cấp tiểu học, 97,4% ở cấp trung học cơ sở và 98,5% ở cấp trung học phổ thông. Đến nay, toàn vùng có 9 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ). Có 10 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang và Cần Thơ).

- Các trường trung cấp chuyên nghiệp có bước phát triển mạnh; toàn vùng hiện có 52 cơ sở đào tạo với trên 50,7 nghìn học sinh (tăng 24,4% so với năm 2005), trong đó có 28 trường trung cấp chuyên nghiệp; hầu hết các tỉnh trong vùng đã có cơ sở đào tạo tăng học chuyên nghiệp. Giáo viên khối trung học chuyên nghiệp của cả vùng hiện có 1.285 người, trong đó 0,4% có trình độ tiến sĩ, 5,84 có trình độ thạc sĩ.

- Về giáo dục đại học, toàn vùng có 11 trường đại học (tăng 2 trường so với năm 2005), có 27 trường cao đẳng (tăng 8 trường). Quy mô sinh viên đại học, cao đẳng toàn vùng và 95,7 nghìn sinh viên (tăng 28,6% so với năm 2005) với tổng số giảng viên và 3.655 người (tăng 7,4% so với năm 2005); trong đó, số giảng viên và giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có tỉ lệ 4,4%, số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt 29,4%.

- Về tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trường học. Tổng kết Chương trình kiên cố hoá trường học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2002 - 2007, các tỉnh trong vùng đã xây dựng l1.950 phòng học với số vốn được huy động là l.816 tỉ đồng; trong đó, có 9.321 phòng học được xây dựng bằng nguồn vốn chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, 2.629 phòng học được xây dựng bằng các nguồn vốn dự án khác. Từ đầu năm 2008 đến nay, các tỉnh trong vùng đã và đang xây dựng 8.293 phòng học, 1.075 nhà công vụ giáo viên với số vốn 614,2 tỉ đồng.

Bộ giáo dục và Đào tạo đã đầu tư nâng cấp Trường Đaị học Cần Thơ thành trường đại học trọng điểm của vùng, đã đầu tư 14 dự án, công trình xây dựng với tổng mức đầu tư 505,6 tỉ đồng; Trường Đại học Đồng Tháp được đầu tư 17 dự án với tổng mức đầu tư 86,3 tỉ đồng. Phân hiệu Đại học Nha Trang đã hoàn thành phần phê duyệt dự án xây dựng tại Kiên Giang với tổng mức đầu tư đến năm 2015 là 1223 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, để tạo bước chuyển vững chắc trong lĩnh vực này, công tác giáo dục và đào tạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới cần tiếp tục khắc phục một số  hạn chế, yếu kém sau:

- Quy mô học sinh mầm non tăng 17,7% nhưng số học sinh phổ thông trong độ tuổi đến trường tăng rất ít: 1,02% đối với học sinh tiểu học, 1,04% đối với học sinh trung học cơ sở và 2,1 % đối với trung học phổ thông.

Trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ mới chỉ đạt 5,7%, trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỉ lệ 59,8%, tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi mới đạt 43,1%, tỉ lệ sinh viên trên 1 vạn dân mới đạt 85 sinh viên (trong khi theo kế hoạch phải đạt tương ứng là 15 - 17%, 65 - 67%, trên 50% và 150 sinh viên/1vạn dân).

- Hệ thống các cơ sở đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học đã có bước tăng đáng kể về số lượng trường nhưng năng lực đào tạo còn rất thấp cả về quy mô và chất lượng đào tạo.

- Tình trạng học sinh phổ thông bỏ học còn cao, năm học 2007 - 2008 1à 3,1%, trong khi tỉ lệ bình quân chung cả nước là 1,37%.

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Giáo viên phổ thông còn thiếu giáo viên các môn đặc thù (thể dục, công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc, tin học, ngoại ngữ); đối với giáo viên các trường cao đẳng, đại học, tỉ lệ có trình độ trên đại học còn thấp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục, đào tạo của vùng.

PV
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất