Thứ Bảy, 21/9/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 2/4/2009 17:0'(GMT+7)

Một số điểm sửa đổi, bổ sung mới về cách tính thuế thu nhập cá nhân

>>>Xem toàn văn Thông tư 62 /2009/TT-BTC
>>>Xem toàn văn Thông tư 84/2008/TT-BTC
Theo đó Thông tư 62  có một số điểm bổ sung, thay đổi mới đáng chú ý so với Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:

Thứ nhất, các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân sau:

- Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống.

Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học.

- Đối với các khoản lợi ích khác mà người lao động được hưởng thì chỉ tính vào thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp xác định được đối tượng được hưởng; không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đối với các khoản lợi ích không xác định được cụ thể người được hưởng. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

+ Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

+ Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.

+ Đối với các khoản phí hội viên như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao... nếu ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì tính vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân sử dụng. Trường hợp được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

+ Đối với các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ... nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Trường hợp không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

+ Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. Trường hợp đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ hoặc không nằm trong kế hoạch của đơn vị thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

+ Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động.

+ Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành.

Thứ hai, giảm trừ gia cảnh củ thể như sau:

Trường hợp đối tượng nộp thuế có mẹ kế, bố dượng ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng thì đối tượng nộp thuế được tính giảm trừ người phụ thuộc. Đối tượng được tính là người phụ thuộc cụ thể như sau:

Đó là người bị tàn tật không có khả năng lao động (trừ con đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề); không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.

Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.

Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.

Thứ ba, Thông tư 62 không còn quy định khấu trừ thuế TNCN đối với CP chưa niêm yết theo giá trị sổ sách với một số trường hợp như hướng dẫn trước đây. Theo đó, đối với CP chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch hoặc ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý, thì giá chuyển nhượng CP làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Thông tư 62 cũng quy định về trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận CP thưởng thì chưa phải nộp thuế TNCN. Khi chuyển nhượng số CP này mới phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn. Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng CP thấp hơn mệnh giá thì không phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.

Thứ tư, cá nhân cho thuê nhà, tài sản trước năm 2009 và đã thu tiền cho cả thời gian từ năm 2009 trở đi, đã khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ doanh thu trước, thì kể từ ngày 1/1/2009, cá nhân cho thuê có quyền lựa chọn giữ nguyên mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp hoặc tính lại theo Luật thuế TNCN...

TDT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất