Thứ Sáu, 27/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Tư, 24/11/2010 16:24'(GMT+7)

Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay

Cồng chiêng Tây Nguyên-di sản văn hóa của nhân loại. Ảnh minh họa

Cồng chiêng Tây Nguyên-di sản văn hóa của nhân loại. Ảnh minh họa

Song, CTTT ở Tây Nguyên thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu đồng bộ, chưa sắc bén và thiếu kịp thời; tính chiến đấu, tính thuyết phục chưa cao; nội dung tuyên truyền chưa sát với tâm tư, tình cảm của từng đối tượng, phong tục tập quán của từng dân tộc, chưa đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nâng cao tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đối với Đảng và Nhà nước. Những hạn chế này là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cho đến nay, đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở các tỉnh Tây Nguyên đã được kiện toàn một bước, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức kỷ luật trong nói và viết, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, số lượng, chất lượng cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên giáo của các tỉnh Tây Nguyên trong quy hoạch và sử dụng còn thiếu và yếu, không đồng bộ; cán bộ mới vào ngành trẻ, kinh nghiệm chuyên môn hạn chế, một số khác chuyển từ các cơ quan khác về các ban tuyên giáo không đúng chuyên môn. Hầu hết cán bộ tuyên giáo không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tuyên giáo, kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu, nghiệp vụ, nhìn chung thiếu. Cán bộ là người DTTS chiếm số lượng rất ít, đại đa số là người Kinh, nhưng không biết hoặc ít am hiểu tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Khả năng nói, viết còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, đối thoại với quần chúng và tuyên truyền, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tính chủ động và khả năng nắm bắt, phát hiện vấn đề, đề xuất hướng xử lý giải quyết những vấn đề nổi cộm ở địa phương liên quan đến tình hình tư tưởng chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ chưa thật nhạy cảm về chính trị, nhất là trong việc đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” trên mặt trận tư tưởng. Có một số cán bộ ngại va chạm, ngại đi cơ sở, nhất là những vùng đang là điểm nóng về an ninh chính trị, dân tộc và tôn giáo.Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên của đội ngũ chuyên trách làm CTTT ở các tỉnh Tây Nguyên, là do chưa có quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn đội ngũ cán bộ chuyên trách làm CTTT. Khi cần bổ sung cán bộ cho các Ban Tuyên giáo thường gặp nhiều khó khăn, và rơi vào tình trạng bị động, lúng túng. Công tác bồi dưỡng cán bộ hàng năm chưa được các cấp uỷ đảng quan tâm đúng mức. Nhiều cán bộ chuyển về làm công tác tuyên giáo các cấp qua nhiều năm vẫn chưa được cử đi học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác. Chưa có chính sách thu hút, động viên cán bộ có trình độ, năng lực về công tác ở Ban Tuyên giáo các cấp.Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên cần có sự đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở người dân tộc ở Tây Nguyên.

Trước mắt cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục điều tra rà soát lại đội ngũ cán bộ làm CTTT, nhất là cán bộ cơ sở người DTTS để có cơ sở xây dựng chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ này một cách cơ bản và có tính lâu dài với những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho mỗi giai đoạn, nhằm nâng cao tỷ lệ cán bộ làm CTTT là người DTTS. Trong điều kiện của Tây Nguyên hiện nay, yêu cầu về sự hài hòa giữa cơ cấu, số lượng với chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTTT là người DTTS cần được nhận thức và vận dụng phù hợp. Theo đó, tiêu chuẩn trình độ, năng lực được thể hiện qua bằng cấp, chứng chỉ có thể tạm thời được “chiếu cố” so với năng lực thực tế, uy tín và lòng nhiệt tình của họ với công việc và cộng đồng.

Thứ hai, cần quan tâm và đầu tư hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm CTTT ở Tây Nguyên. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với đối tượng và mục tiêu; theo đó, với cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, nên tập trung cho hình thức đào tạo và ngược lại, cán bộ tuổi cao, đương chức nên chú trọng vào hình thức bồi dưỡng. Với mỗi hình thức đào tạo hoặc bồi dưỡng, cũng cần xác định một khung chương trình phù hợp về thời gian và nội dung. Thực tế cho thấy, cán bộ làm CTTT ở Tây Nguyên nói chung không thật hứng thú với các chương trình tập trung dài ngày, bởi có quá nhiều nội dung phức tạp và nặng về lý luận. Những đợt bồi dưỡng nghiệp vụ CTTT ngắn hạn (từ 10 ngày trở lại, hoặc nếu dài hơn) nên chia thành nhiều đợt là phù hợp. Điều đáng chú ý là những đối tượng được bồi dưỡng đều thích những chương trình có nội dung thiết thực, ở dạng xử lý tình huống tư tưởng với giả định cụ thể và thiên về kỹ năng, cách làm. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần ưu tiên cho những vấn đề về CTTT trên các lĩnh vực đất đai, dân tộc, tôn giáo, an ninh, trật tự, biên giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo; về các kỹ năng CTTT trong xử lý “điểm nóng”; ... Các tài liệu nghiệp vụ nên được biên soạn gọn nhẹ, dễ hiểu theo kiểu “cẩm nang”. Ngoài ra, về phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng rất cần được đầu tư nhất định về điều kiện sinh hoạt, giảng dạy và học tập; sự hiểu biết đối tượng của giảng viên về ngôn ngữ, tập quán, đặc điểm tâm lý, nhu cầu sinh hoạt của họ.

Thứ ba, chế độ, chính sách đối với cán bộ làm CTTT ở Tây Nguyên theo quy định chung của Nhà nước và nhìn chung còn bất cập. Về lâu dài, nên có chế độ chính sách đặc thù đối với cán bộ làm CTTT ở Tây Nguyên với một số ưu đãi nhất định. Như vậy, sẽ động viên cán bộ nhiệt tình trong công việc và chắc rằng sẽ không có nhiều ý kiến băn khoăn, thắc mắc với những chế độ, chính sách đặc biệt đó.

Thứ tư, công tác tạo nguồn cán bộ làm CTTT cần được quan tâm ngay từ các cấp học phổ thông. Theo đó, cần đầu tư xây dựng các trường học bán trú, nâng cấp các trường nội trú; tăng cường chỉ tiêu cử tuyển vào các trường trung học, cao đẳng trên cơ sở đề nghị của địa phương. Lựa chọn con em đồng bào dân tộc có phẩm chất, khả năng, năng khiếu vào học tại các trường dân tộc nội trú, đưa đi đào tạo, trở về công tác tại cơ sở, tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo cán bộ làm CTTT. Bên cạnh đó, ưu tiên bố trí và sử dụng số học sinh, sinh viên người DTTS bản địa sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng họ thành những cán bộ làm CTTT chuyên nghiệp. Nghiên cứu áp dụng cơ chế tạo nguồn theo mô hình liên thông: giao cho các cơ quan, ban ngành của huyện nhận giúp đỡ từ 01 đến 02 con em người DTTS; phòng giáo dục phối hợp với trường dân tộc nội trú đào tạo học vấn; trường chính trị đào tạo trung cấp chính trị; Ban Tuyên giáo tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ CTTT; thành lập ban chỉ đạo lớp học để phối hợp các cơ quan liên ngành giúp đỡ các em trong quá trình học tập .Quan tâm công tác đào tạo cán bộ làm CTTT, nhất là về nhận thức và các kỹ năng hoạt động thực tiễn, có khả năng nói, viết, tổng hợp tình hình và đặc biệt là phải am hiểu thực tiễn ở địa phương, cơ sở. Tăng cường tập huấn riêng về chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng quy chế giao ban cán bộ làm CTTT cấp cơ sở.

Đặc biệt, yêu cầu đầu tiên có tính đặc thù để CTTT ở Tây Nguyên có hiệu quả là đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng phải biết sử dụng tiếng dân tộc. Hiểu được ngôn ngữ của đồng bào là điều kiện mở ra con đường ngắn nhất để có thể chia sẻ nghĩ suy, nắm bắt tình cảm, khả năng tư duy... của đối tượng.

Quá trình xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên cần lồng ghép nghiệp vụ tư tưởng, có kiến thức cơ bản về DTTS và kiến thức về tôn giáo, đặc biệt là về đạo Tin lành. Có chế độ, chính sách đưa cán bộ tình nguyện thâm nhập cơ sở trong vùng DTTS làm CTTT (cán bộ trẻ, lực lượng vũ trang, cán bộ đương chức, cán bộ ngoài biên chế...).

Để có thể thu hút cán bộ có trình độ, năng lực về làm CTTT các cấp, cần có những qui định cụ thể một số vấn đề như chế độ tuyển dụng, chế độ tiền lương hoặc chế độ ưu đãi, đặc biệt có chế độ chính sách thoả đáng cho việc thu hút những người có trình độ, năng lực về CTTT ở vùng Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên, do hệ thống chính trị ở cơ sở nhìn chung còn yếu, nên CTTT phải được đặc biệt chú trọng ở cơ sở. Địa bàn buôn, thôn luôn xuất hiện những tình huống tư tưởng, đòi hỏi CTTT phải kịp thời, nhạy bén để xử lý nhanh chóng và linh hoạt. Do vậy, phải kết hợp CTTT trong Đảng với CTTT trong xã hội trên địa bàn cơ sở, nhằm tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức, thống nhất về ý chí và hành động. Quán triệt nguyên tắc CTTT là của Đảng và phương châm “Toàn bộ hệ thống chính trị làm CTTT”, cán bộ làm CTTT cần phải được tăng cường xuống thôn, buôn, bám dân, thực hiện “4 cùng” với người dân...

ThS. Trương Minh Tuấn

---------------------
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb CTQG, H, 2000, tr.269, 273

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất