Thứ Năm, 10/10/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Năm, 3/11/2022 18:41'(GMT+7)

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai

Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia phát biểu khai mạc hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia phát biểu khai mạc hội nghị

Trong 3 ngày 2-4/11/2022 tại thị trấn Măng Đen tỉnh Kon Tum, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn, thực hành nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai cấp huyện trong việc tổ chức triển khai tập huấn cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã.

Hội nghị có sự tham dự của các cơ quan Trung ương và địa phương: Tổng cục Phòng chống thiên tai; Sở NN và PTNT tỉnh Kon Tum; Tập đoàn điện lực Việt Nam; Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đại diện một số cơ quan ban ngành: Cục dân quân tự vệ, Viện Vật lý địa cầu, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Lãnh đạo Sở NN và PTNT các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; Lãnh đạo Nhà máy thuỷ điện Thượng Kon Tum, Nhà máy thuỷ điện Đăkring; Lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành, 10 huyện, thành phố và đặc biệt là 158 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ và đội xung kích phòng chống thiên tai của 09 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.

Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết, thời gian vừa qua, thiên tai diễn biến phức tạp, trên khắp các vùng miền cả nước.

Tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã xảy ra 7 cơn bão; 2 cơn ATNĐ; 211 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; 197 trận dông lốc, sét; 87 vụ sạt lở bờ sông, triều cường; 238 trận động đất; 9 trận gió mạnh trên biển và 2 đợt rét đậm làm 148 người chết, mất tích, 263 người bị thương, 730 nhà sập, 17.320 nhà hư hỏng, tốc mái và nhiều thiệt hại khác, ước tính tổng thiệt hại hơn 11.915 tỷ đồng. Riêng đối với khu vực Tây Nguyên đã xảy ra 11 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; 14 trận dông lốc, sét; 211 trận động đất làm 05 người chết, mất tích, 09 người bị thương hơn 200 nhà bị sập và hư hỏng và nhiều thiệt hại khác ước tính tổng thiệt hại tính đến thời điểm hiện nay là 45 tỷ đồng. 

Đặc biệt trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum nơi có 04 hồ chứa thủy điện (trong đó có hồ Thượng Kon Tum với dung tích 145 triệu m3 được tích nước từ năm 2020; hồ Đắk Đrinh dung tích 249 triệu m3) và 25 hồ chứa thủy lợi nhỏ) đã xảy ra liên tiếp các trận động đất và xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ, trong đó, trận động đất có độ lớn 4,7 độ xảy ra vào ngày 24/8/2022 là trận động đất được ghi nhận lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Kon Tum (Đối với các tỉnh Tây Nguyên theo tổng hợp của Viện Vật lý địa cầu trận động đất lớn nhất được ghi nhận tại tỉnh Gia lai vào ngày 24/5/1972 với độ lớn 5.3). Những trận động đất xảy ra liên tiếp chưa gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, nhưng cũng đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng đối với người dân, học sinh trên địa bàn và có nguy cơ ảnh hưởng an toàn hồ đập, vùng hạ du. 

Trong những năm vừa qua, bên cạnh nỗ lực của các lực lượng chuyên nghiệp của Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã có vai trò nòng cốt thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ở cơ sở là lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa như: tuyên truyền, rà soát các vị trí xung yếu,….và các nhiệm vụ ứng phó và khắc phục hậu quả, khôi phục đời sống, sản xuất của nhân dân.

Có thể khẳng định, đây là lực lượng phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp ngay từ giờ đầu trước khi có lực lượng bên ngoài tiếp cận. Từ thực tiễn đã được ghi nhận, lực lượng này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, nhất là trong đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi và lũ lụt nghiêm trọng tại miền Trung trong những năm qua. Vì vậy, Hội nghị sẽ tập trung hướng dẫn cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai cấp huyện nắm các nội dung để chủ động xây dựng tài liệu, bài giảng cho lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở đảm bảo hiệu quả thiết thực cũng như hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, Hội nghị lồng ghép một số chuyên đề về ứng phó với động đất để chủ động triển khai nhiệm vụ khi có tình huống, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân, học sinh khu vực thường xuyên xảy ra động đất không hoang mang, lo lắng.

Phát biểu tại Hội nghị tập huấn, đồng chí Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS cho biết: Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường cả nước nói chung và Khu vực Tây nguyên, tỉnh Kon Tum nói riêng ngày càng phức tạp. Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, lốc xoáy, dông sét, hạn hán...Điển hình vụ Đông xuân 2015-2016, hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra trên diện rộng, hơn 4.194 hadiện tích cây trồng bị thiệt, hàng trăm công trình bị khô cạn thiếu nước ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng chục ngàn hộ dân. Gần đây hiện tượng động đất đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và lân cận. Theo số liệu thống kê của Viện Vật lý Địa cầu từ tháng 4/2021 đến nay đã ghi nhận trên 300 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,7 độ richter. Trong số này có 19 trận động đất có độ lớn ³ 3,5 độ richter đã được thông báo theo Quy chế của Chính phủ, các trận động đất nêu trên có cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 0 đến cấp 1; trận động đất xảy ra lúc 12 giờ 54 phút 22 giây, ngày 18/4/2022 có độ lớn 4,5 độ Richter. Trận động đất vào lúc 14 giờ 08 phút 04 giây ngày 23/8/2022 có độ lớn 4,7 độ Richter (tại vị trí có tọa độ 14,768 độ vĩ Bắc, 108,209 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 Km) là trận động đất cao nhất từ trước tới nay xảy ra tại huyện Kon Plông, dư chấn động đất đã gây lung lắc mạnh, có phần gây lo lắng hoang mang cho người dân trong khu vực.

Công tác phòng, chống thiên tai luôn được sự quan tâm chỉ đạo, kịp thời và quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự chủ động, tích cực trong phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác phòng chống thiên tai vẫn còn nhiều hạn chếnhất định như: Công tác dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; ý thức của người dân ở một số nơi còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức kịp thời; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp; công tác lãnh đạo chỉ đạo chưa kịp thời, tổ chức bộ máy còn bất cập, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai thiếu cả về số lượng và chất lượng, phần lớn là kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực ứng phó còn nhiều hạn chế; thiếu nguồn lực cho phòng chống thiên tai...

Hội nghị tập huấn diễn ra trong thời gian 03 ngày từ 02-04/11/2022 sẽ tập trung về 02 nhóm nội dung chính:

1. Tập huấn lý thuyết (Ngày 02/11/2022):

- Trách nhiệm của cấp huyện về xây dựng, củng cố và tập huấn, nâng cao năng lực cho LLXK PCTT cấp xã; nhiệm vụ của LLXK PCTT cấp xã với dân quân tự vệ làm nòng cốt trong PCTT và sơ tán dân;

- Hướng dẫn một số nội dung nâng cao năng lực LLXK PCTT cấp xã: xây dựng kế hoạch tập huấn; công tác thông tin, truyền thông về PCTT tại cơ sở; bài học kinh nghiệm trong xây dựng và củng cố LLXK PCTT cấp xã; xây dựng sơ hoạ bản đồ rủi ro thiên tai

- Tình hình động đất ở Kon Tum những vấn đề đặt ra và giải pháp phòng tránh; công tác phòng ngừa ứng phó với động đất của hồ thuỷ điện.

2. Thực hành kỹ năng (Ngày 03-04/11/2022):

Hướng dẫn thực hành kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh trong tình huống thiên tai trong ngày thứ 2.

Hướng dẫn thực hành kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh trong tình huống thiên tai trong ngày thứ 2.

- Thực hành ứng phó với động đất trong trường học;

- Thực hành di dời người dân khu vực nguy cơ cao sạt lở đất đến nơi an toàn.

Qua hội nghị tập huấn, các cấp chính quyền địa phương sẽ xác định rõ trách nhiệm trong việc đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở. Đặc biệt là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện để đảm bảo trong thời gian tới 100% lực lượng xung kích trên địa bàn được đào tạo, tập huấn nâng cao các kỹ năng về phòng chống thiên tai nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn khi thiên tai xảy ra tại địa phương. Bên cạnh đó quán triệt các cấp trong việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Lực lượng xung kích PCTT thực hành sơ hoạ bản đồ rủi ro thiên tai.

Lực lượng xung kích PCTT thực hành sơ hoạ bản đồ rủi ro thiên tai.


Bài, ảnh: Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất