Thứ Ba, 17/9/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Tư, 18/6/2014 21:9'(GMT+7)

Người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

Ngày 18/6, Tỉnh ủy Nam Định đã tổ chức Hội nghị tọa đàm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, gắn với tình hình thực tiễn và những đặc thù riêng của tỉnh.

Mục tiêu của chương trình là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân, tổ chức; xây dựng Nam Định thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả.

Ông Bùi Đức Long, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định nhấn mạnh: Để thực hiện mục tiêu này, trước hết cần phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến tới đông đảo tầng lớp nhân dân; trong đó, các thầy, cô giáo chính là những người đóng vai trò chủ đạo để truyền đạt tới học sinh – đối tượng trung tâm mà chương trình hành động hướng tới. Bên cạnh đó, cần đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Theo ông Phạm Bá Huynh, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức tỉnh Nam Định, trong tình hình hiện nay cần tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên, với tinh thần chủ đạo là giáo dục lòng yêu nước, giáo dục kĩ năng tự học, tự tư duy sáng tạo và thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh để sẵn sàng cho quá trình hội nhập với đầy đủ các kĩ năng.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là rất quan trọng. Đồng thời, cũng cần xem xét, đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong dạy – học; hoàn thiện hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập./.

Theo TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất