Thứ Tư, 25/9/2024
Pháp luật
Thứ Năm, 5/11/2009 20:43'(GMT+7)

Nhà trường – gia đình – xã hội phối hợp chống tội phạm

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Dũng phát biểu ý kiến

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Dũng phát biểu ý kiến

Qua ý kiến phát biểu của 19 đại biểu Quốc hội đều đánh giá, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành công an, kiểm sát, tòa án, công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tình hình vi phạm, tội phạm ở nước ta vẫn đang diễn biến phức tạp và một số loại tội phạm như buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán ma túy, chống người thi hành công vụ... có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, các đại biểu đề nghị trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ hoạt động trong ngành tư pháp, để đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn xã hội.

Nhiều đại biểu thống nhất với đánh giá của ngành Công an, Kiểm sát và Toà án trong việc khởi tố, điều tra, xét xử một số vụ án lớn, phức tạp. Điển hình như vụ án Nguyễn Lâm Thái, vụ án Nguyễn Đức Chi ở Công ty Rusanka, Khánh Hoà, vụ lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Quán Nam, Hải phòng; vụ án gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa tại 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội…được nhân dân đồng tình ủng hộ; bộ máy làm việc và đội ngũ cán bộ tư pháp từng bước được kiện toàn; nhất là các toà án nhân dân cấp huyện đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo thẩm quyền xét xử mới.

Một số đại biểu đánh giá, đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm là công việc khó khăn, gian khổ, lâu dài, vì vậy trong thời gian tới, hoạt động phòng, chống vi phạm, tội phạm cần tiếp tục được thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp, trong đó cần quan tâm chú ý hơn nữa đến công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Theo đại biểu Trần Tiến Dũng (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, để làm tốt công tác phòng chống tội phạm, bên cạnh việc tạo môi trường trong sạch, lành mạnh trong vui chơi, sinh hoạt của giới trẻ, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối hợp, phát huy vai trò của nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội cùng các cơ quan chức năng trong công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

Một vấn đề khiến các đại biểu lo lắng là tình hình tội phạm liên tục gia tăng, trong đó có tội phạm là người nước ngoài. ĐB Phạm Quốc Anh (đoàn Đồng Nai) phản ánh về tình hình nhiều người nước ngoài, chủ yếu là châu Phi đến trộm cắp, lừa đảo và biến Việt Nam thành nơi trung chuyển ma túy.Đại biểu đề nghị cần tìm ra giải pháp cụ thể nếuu không bao giờ tội phạm mới giảm.

Các đại biểu đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo mọi hành vi vi phạm, phạm tội đều được phát hiện và xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong phòng chống vi phạm và tội phạm, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong việc giữ gìn kỷ cương pháp luật, đảm bảo uy tín của ngành và lòng tin của nhân dân.

Sáng 5/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; báo cáo của Chính phủ về công phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án.


Tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn) đã có bài phát biểu rất tâm huyết về việc phòng và chống tội phạm ở nước ta. VnMedia xin lược ghi những ý kiến của đại biểu Thuyết.

“Tôi rất ngạc nhiên khi đọc báo cáo Chính phủ, bản báo cáo dài hơn 15 trang này chỉ dành vẻn vẹn 7,5 dòng cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đó là báo cáo đầy đủ, còn báo cáo tóm tắt và bổ sung thì đã cắt toàn bộ 7,5 dòng này. Phải chăng trong năm 2009, “giặc nội xâm” này đã lui?”

Trong báo cáo của Chính phủ, tội phạm tham nhũng được xếp cùng với tội phạm về môi trường và xếp hàng thứ ba. Xếp thứ nhất là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, thứ hai là tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Tôi cho rằng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là hết sức quan trọng. Trong lúc này, tôi nghĩ nội xâm cũng rất đáng sợ. Quan trọng nhất để bảo vệ chế độ là lòng dân... Nếu chúng ta không chống được tham nhũng, không quyết tâm chống tham nhũng, để nhân dân giảm lòng tin thì lúc đó, các thế lực bên ngoài sẽ có điều kiện kết hợp với những người bất mãn bên trong để âm mưu chống phá chế độ.

Tôi mong rằng tất cả các nhận thức về lý thuyết ấy được các cơ quan tư pháp thể hiện trong thực tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân".

Anh Thi - VOVnews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất