Thứ Tư, 25/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Bảy, 13/11/2010 15:36'(GMT+7)

Những chuyển biến tích cực trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở nông thôn

Tuy đã triển khai nhiều năm nhưng vấn đề thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở nông thôn bao giờ cũng phức tạp và chuyển biến chậm hơn ở đô thị vì vậy, trước những hiện tượng không lành mạnh gây nhức nhối, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai Kết luận 51-KL/TW tới Hội Nông dân 63 tỉnh thành, đồng thời phát động phong trào xây dựng “Gia đình nông dân 6 chuẩn mực”.

Với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, Hội cũng đã không ngừng tuyên truyền về các tấm gương gia đình văn hoá có “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, đồng thời phát động phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá, thôn ấp, bản làng văn hoá”. Bên cạnh đó, Hội còn lồng ghép, phát động 3 phong trào: Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Cùng với việc tham gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, trợ giúp người có công, Hội đặc biệt chú trọng vận động hội viên, nông dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia xây dựng quy ước, hương ước.

Kết quả trong năm qua, Hội đã tổ chức được hơn 9,2 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” trong đó có 8,1 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”.

Chính nhờ việc đẩy mạnh thực hiện các phong trào văn hoá đã góp phần làm chuyển biến đáng kể nhận thức của người dân trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Về việc cưới, nhiều nghi thức có ý nghĩa giáo dục được hình thành như việc trước hôn lễ, đôi bạn trẻ đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, nhà thờ họ. Việc tổ chức ăn uống trong đám cưới cũng được hạn chế tối đa. Hầu hết các đám cưới được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương không trái với quy định của pháp luật. Các nghi lễ trong đám cưới cũng được đơn giản hoá, chống lãng phí. Hiện tượng “bán cỗ lấy tiền” hầu như không còn. Theo thống kê, năm qua nông thôn các tỉnh có 7.000 đám cưới thì có 6.000 đám cưới tổ chức tiết kiệm, đúng với quy định.

Cùng với việc cưới, việc tang cũng có chuyển biến rõ rệt, các hủ tục như đội mũ rơm, yểm bùa, cầu hồn hầu như không còn. Hình thức hoả táng, điện táng được áp dụng ngày càng nhiều, không có đám tang nào quàn hài cốt quá 36 giờ trong nhà.

Về lễ hội, các lễ hội dân gian truyền thống được duy trì và cơ bản chấp hành đúng quy chế lễ hội của Nhà nước. Các lễ hội được tổ chức cũng đi vào nề nếp và theo hướng xã hội hoá cao. Phần lớn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, các hoạt động của phần hội được đa dạng hoá theo hướng bảo tồn, đáp ứng được nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân./

KT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất