Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu thời gian tới sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngành từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO tạo sự tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục đào tạo, tạo bước chuyển biến mới trong ngành giáo dục.
Trong mục tiêu đổi mới toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cải cách hành chính đang được xem là vấn đề quan trọng mà toàn ngành đang tập trung thực hiện. Bộ phấn đấu đến năm 2015 có 60% người dân hài lòng với sự phục vụ trong quản lý và chất lượng dịch vụ giáo dục.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu thời gian tới sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngành từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO tạo sự tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục đào tạo, tạo bước chuyển biến mới trong ngành giáo dục.
Bộ sẽ tập trung chuyển đổi phương thức quản lý giáo dục từ quản lý hành chính, quản lý số lượng sang quản lý chất lượng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm đảm bảo tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế về giáo dục nhằm phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ, thực chất cho các cơ sở giáo dục cả về thực hiện nhiệm vụ, nhân lực và tài chính, tạo môi trường bình đẳng để các cơ sở giáo dục có đủ điểu kiện cung cấp được dịch vụ giáo dục tốt nhất cho xã hội. Tách hoàn toàn quản lý nhà nước về giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục các cấp với quản lý của các cơ sở giáo dục.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như Luật Giáo dục đại học trình Quốc hội xem xét; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020; Đề án đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Đề án đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục đào tạo gắn với phương án cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020; Đề án đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công./.
TTXVN