Ngày 31/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo
phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tiến bộ văn minh. Đến dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL. Tham dự Hội thảo còn có các nhà quản lý, nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội và truyền thông.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, đồng chí Trần Tuyến Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình nhấn mạnh: Trải qua hàng chục ngàn năm, Gia đình đã đóng vai trò duy trì nòi giống thông qua huyết thống, yếu tố tự nhiên và tồn tại bằng những khuôn mẫu, chuẩn mực phép tắc, đạo đức, lối sống, yếu tố xã hội nhân văn do chính mình tạo dựng, thiết lập để tồn tại và phát triển. Gia đình chính là điểm xuất phát để tạo ra cộng đồng xã hội và đất nước. Con người là sản phẩm của gia đình trước khi trở thành sản phẩm của xã hội, nhưng suốt đời không bao giờ thoát được chức phận là sản phẩm của gia đình. Điều đó, đặt ra cho chức năng giáon dục gia đình là mỗi thành viên phải được giáo dục và tự giáo dục suốt đời. Ngày nay các giá trị đạo đức lối sống cũ được vận dụng trong hoàn cảnh mới, điều kiện mới, được thổi vào đó thêm những giá trị mới phù hợp tạo ra tính tự giác, tự tin, tự tôn, tự cường, tự lập ở mỗi con người ở mỗi gia đình.
Bên cạnh việc xây dựng đạo đức lối sống nhân cách con người, các giá trị truyền thống cũng không ngừng phòng chống ngăn ngừa những yếu tố độc hại xâm hại đạo đức lối sống gia đình. Tuy nhiên các giá trị đạo đức lối sống truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam vẫn là dung lwongj lớn có sức lan toả lớn. Đó là tình yêu truyền đời, tình nhân ái bao la, lòng vị tha rộng lớn, đức huy sinh cao cả, khả năng bảo tồn bản sắc văn hoá mãnh liệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt trong giáo dục đạo đức gia đình vẫn còn đó những hạn chế, tiêu cực, nhức nhối xã hội, cắt dứt lương tâm. Việc giáo dục đạo đức gia đình đang đối mặt với những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Đó là hiện tượng thích tiếp thu cái tốt chậm, hấp thu cái xấu nhanh, a dua đám đông phát triển với những hệ lụy của nó nhất là trong giới trẻ đang là nỗi ám ảnh với gia đình và xã hội. Hiện tượng chạy theo giá trị vật chất thuần túy và lợi ích tầm thường mà quên lãng giá trị tinh thần cần thiết cũng là hồi chuông báo động suy thoái đạo đức lối sống. Tội phạm, tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm băng hoại đạo đức, nhức nhối đời sống xã hội vẫn còn bức xúc đặc biệt về suy thoái đạo đức, lối sống cần cảnh báo và ngăn chặn.
Ngoài những vấn đề nêu trên, trong nội tại của tế bào xã hội - gia đình cũng nảy sinh những thách thức không nhỏ. Đó là trẻ em nghiện vi tính và mạng xã hội với những nội dung ít nhiều độc hại phản giáo dục, phi văn hóa; bạo lực gia đình gia tăng, bình đẳng giới dưới mức an toàn, thất nghiệp, di cư, di dân tự do còn lớn, khoảng cách giầu nghèo chưa rút ngắn được là bao; giáo dục giới tính và tình dục an toàn chưa được làm triệt để, còn hời hợt hình thức, lựa chọn giới tính, mất cân bằng giới tính sinh sản, người già, người có hoàn cảnh đặc biệt nghèo như tàn tật, dị tật chưa được chăm sóc thỏa đáng, trẻ em bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục và ép buộc lao động quá sớm, hiện tượng tội phạm vị thành niên. Điều đó đặt ra cho vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống ở gia đình những trách nhiệm lớn.
|
Trong xã hội xưa, người Việt Nam ta rất coi trọng việc giữ gìn nếp sống gia phong |
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội và truyền thông đã cùng nhau trao đổi về vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với tình hình đất nước và xu thế của quốc tế.
Đồng thời, qua Hội thảo ngày hôm nay tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam; Đánh giá vai trò, tác động của gia đình trong việc hạn chế tình trạng suy giảm đạo đức, lối sống trong gia đình; Đánh giá thực trạng những mặt tích cực và hạn chế trong nội dung và phương thức giáo dục đạo đức, lối sống hiện nay trong gia đình từ đó tìm giải pháp phát huy những mặt tốt, hạn chế mặt chưa tốt.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL thống nhất với những ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội đóng góp trong Hội thảo để nhằm tìm giải pháp phát huy vai trò của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng và cá nhân, đặc biệt là những người uy tín nhằm hỗ trợ gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống ở gia đình hiện nay; từng bước xây dựng những tiêu chí và quy chuẩn cụ thể về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình ở các mô hình gia đình và xã hội đô thị, gia đình và xã hội nông thôn, gia đình và xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số./.
Vân Kánh