Thứ Sáu, 27/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 23/5/2010 12:15'(GMT+7)

Phim ảnh không thể trái luật

Đồng phục của các nhân vật trong phim “Những thiên thần áo trắng”.

Đồng phục của các nhân vật trong phim “Những thiên thần áo trắng”.

Tuy nhiên, series phim ngắn Bộ tứ 10A8 hay bộ phim Những thiên thần áo trắng đang phát sóng trên VTV3 đều để các nhân vật diện váy ngắn trên gối. Váy ngắn không chỉ theo học sinh đến trường mà (dĩ nhiên) theo các nhân vật tham gia nhiều hoạt động khác như đi xe đạp, đi chơi... Vì thế, nhiều khi... váy ngắn càng thêm ngắn.

Nếu như Những thiên thần áo trắng được hoàn thành từ trước khi quy định nói trên có hiệu lực thì Bộ tứ 10A8 phát sóng từ năm ngoái đến nay và vừa sản xuất vừa phát sóng nhưng vẫn phớt lờ quy định này. Không chỉ những bộ phim này, phim chiếu Tết 2010 Nhật ký Bạch Tuyết cũng có cảnh các nhân vật mặc váy ngắn. Khi các họa sỹ thiết kế trang phục cho nhân vật trong phim, bao giờ họ cũng tính đến hiệu quả thẩm mỹ và tạo ấn tượng cho khán giả. Tuy nhiên không phải vì thế mà có thể cho nhân vật là học sinh, sinh viên mặc váy ngắn hơn quy định.

Hút thuốc lá trên phim cũng vậy. Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT ngày 12-5-2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá đã cụ thể hóa những quy định về cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Song không ít đạo diễn vẫn cho nhân vật hút thuốc trong phim. Trong phim Bẫy rồng, Ngô Thanh Vân trong vai nữ tướng cướp ngồi rít thuốc rất mơ màng... Phim Âm tính vừa phát sóng trên HTV7, nhân vật Minh do Mai Phương Thúy thủ vai, lên cơn nghiện, tìm đến rượu và thuốc lá. Đây là tình huống buộc phải chấp nhận có các cảnh hút thuốc nhưng cảnh Minh vật vã bên điếu thuốc được quay quá lâu và quá đậm lại gây hiệu quả ngược lại. Điện ảnh và thời trang được xem là hai ngành quảng cáo hiệu quả cho thuốc lá. Cảnh hút thuốc trong phim ảnh thường được thể hiện sống động. Nhưng để cho các nhân vật hút thuốc là vô tình khuyến khích giới trẻ bắt chước và tạo ảnh hưởng không tốt với khán giả, nhất là với những người trẻ.

Nếu quy định một đằng mà phim vẫn làm một nẻo thì quy định pháp luật của Nhà nước bị chính các công cụ tuyên truyền vi phạm. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Hãng phim Truyện Việt Nam) bày tỏ: “Pháp luật quyết liệt với quảng cáo thuốc lá thì các nhà làm phim nên chấp hành”. Thiết nghĩ, không chỉ các đạo diễn, các nhà duyệt phim mà chính những nghệ sĩ tên tuổi nên ý thức về hành vi của nhân vật vì hơn ai hết, họ là đối tượng mà khán giả “trông vào”./.


(Theo HNM online)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất