Thứ Sáu, 22/11/2024
Nhịp cầu Công Thương
Thứ Sáu, 9/12/2022 10:31'(GMT+7)

Tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

 

CHỌN VIỆT NAM LÀ ĐIỂM ĐẾN CÔNG NGHỆ CAO

Gần đây, Intel và Samsung là hai trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện đang đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp hàng đầu như Renesas, Synopys,… cũng chọn Việt Nam làm điểm đến công nghệ cao của mình. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư khác cũng đã và đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Chẳng hạn, Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD; Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh cho hay từ năm 2013 UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đến 2020 bao gồm 7 đề án thành phần gồm đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp, sản xuất, xây dựng chính sách cho ngành vi mạch...

Một số doanh nghiệp trong nước cũng đã có những bước đi ban đầu như Viettel lên kế hoạch sản xuất chip, FPT Semiconductor mới ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế tháng 9 vừa rồi.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, quyết định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam là quyết định đúng đắn và đúng thời điểm. Theo TS Majo George - giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị, trường đại học RMIT, COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại bốn "công xưởng" sản xuất bán dẫn lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thị trường điện tử phát triển, doanh số bán máy tính xách tay, hệ thống giải trí tại gia và máy chơi game gia tăng là những nguyên nhân khiến nhu cầu về chip gia tăng và mất cân bằng cung-cầu trên thị trường".

Bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn sẽ là cơ hội để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, phát triển hoặc tiếp nhận chuyên môn công nghệ tiên tiến nhất. Bước tiến này có thể có nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là động lực giúp thúc đẩy Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn của khu vực trong tương lai.

Hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, nhân lực có trình độ cao không ngừng tăng cao; Hệ thống các khu công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung, miễn/giảm tiền thuê đất gần 50%, nếu doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế xã hội cực kì khó khăn sẽ được miễn toàn bộ tiền thuê đất và thuê mặt nước trong toàn bộ thời hạn thuê; Cộng đồng doanh nghiệp ICT, doanh nghiệp công nghệ số đông đảo, năng động với hơn 40.000 doanh nghiệp trên cả nước; Chính sách thu hút đầu tư hiệu quả là những lợi thế hàng đầu nhằm thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Tại Việt Nam ngành công nghiệp điện tử, vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia, chiếm bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử.

ĐỂ TRỞ THÀNH  MỘT TRUNG TÂM SẢN XUẤT VI MẠCH BÁN DẪN MỚI NỔI

Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có công nghiệp bán dẫn không chỉ nằm ở dung lượng thị trường, công nghiệp hỗ trợ, các chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này mà còn cần nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng. Việt Nam vẫn còn đó những thách thức đáng kể trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới: nguồn ngân sách hạn chế, cơ sở hạ tầng lạc hậu, thủ tục hành chính và khung pháp lý còn chưa theo kịp tốc độ phát triển của các dự án. Bên cạnh đó là nguồn nhân lực vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu từ ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có gần 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, trong đó chủ yếu tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch được thành lập mới và mở rộng quy mô rất nhanh và Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.

Để trở thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn mới nổi, Chính phủ Việt Nam cần đảm bảo cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và tiếp tục cập nhật khung pháp lý để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Để thúc đẩy ngành bán dẫn, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm, lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Qua đó, Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, tham gia các công đoạn sản xuất từ thấp đến cao với các nước sản xuất chíp, có thể tham gia chuỗi cung cấp nguyên liệu sản xuất chip từ việc hợp tác khai thác các nguồn nguyên vật liệu tiềm năng.

Theo Chủ tịch Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng, để trở thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn mới nổi, Chính phủ Việt Nam cần bảo đảm cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và tiếp tục cập nhật khung pháp lý để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.

Trước những bất cập về nguồn nhân lực, để giải bài toán khó hiện nay, giải pháp cần kíp là phải đầu tư cho việc đào tạo. Cần thiết phải có những phòng thí nghiệm về thiết kế, sản xuất vi mạch, cung cấp những gói đào tạo kiến thức cho kỹ sư mới ra trường và cộng đồng khoa học và công nghệ, nhất là các công ty khởi nghiệp để có thể tiếp cận, sử dụng hệ thống các trang thiết bị hiện đại.

Đáng chú ý, đóng gói và thử nghiệm, lĩnh vực mà Việt Nam tham gia nhiều nhất, là một lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp so với thiết kế và sản xuất chất bán dẫn. Đây là vấn đề chính có thể ngăn cản Việt Nam bước lên một nấc thang khác trong chuỗi giá trị nằm ở yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như trình độ chuyên môn cao của lao động

 Thu Hằng

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất