Thứ Năm, 14/11/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Sáu, 4/11/2022 8:0'(GMT+7)

Tập huấn phòng chống thiên tai tại vùng động đất ở Kon Plông, Kon Tum

Tình huống khi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen.

Tình huống khi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen.

Từ ngày 2/11 đến ngày 4/11, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - Nơi ghi nhận nhiều vụ động đất gần đây - Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và Quỹ Thiện Tâm tổ chức Hội nghị tập huấn, thực hành nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai của huyện Kon Plông và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số cơ quan Trung ương và địa phương gồm: đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai – Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Tấn Liêm Giám đốc Sở NN và PTNT – Phó Trưởng ban PCTT TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum; đồng chí Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu qủa thiên tai – Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Phạm Hồng Long, Trưởng Ban an toàn, Tập đoàn điện lực Việt Nam; đồng chí Đỗ Tiến Thịnh Phó Giám đốc Viện Chuyên ngành kết cấu công trình xây dựng Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng đại diện cơ quan phía Nam Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đại diện một số cơ quan ban ngành: Cục dân quân tự vệ, Viện Vật lý địa cầu, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Lãnh đạo Sở NN và PTNT các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; Lãnh đạo Nhà máy thuỷ điện Thượng Kon Tum, Nhà máy thuỷ điện Đăkring; Lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành, 10 huyện, thành phố và đặc biệt là 158 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ và đội xung kích phòng chống thiên tai của 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kon Plông,  tỉnh Kon Tum.

LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai – Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạoTrong những năm vừa qua, bên cạnh nỗ lực của các lực lượng chuyên nghiệp của Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã có vai trò nòng cốt thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ở cơ sở là lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa như: tuyên truyền, rà soát các vị trí xung yếu,….và các nhiệm vụ ứng phó và khắc phục hậu quả, khôi phục đời sống, sản xuất của nhân dân. Có thể khẳng định, đây là lực lượng phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp ngay từ giờ đầu trước khi có lực lượng bên ngoài tiếp cận. Từ thực tiễn đã được ghi nhận, lực lượng này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, nhất là trong đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi và lũ lụt nghiêm trọng tại miền Trung trong những năm qua.

Để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích tại cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra nhằm chủ động công tác phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều định hướng, quy định, cụ thể: Quốc Hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều trong đó đã quy định về lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai yêu cầu chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở Trung ương và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, theo đó giao Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT “Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích tại các địa phương và ban hành bộ tài liệu tập huấn cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã”; giao UBND các tỉnh chỉ đạo triển khai xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

Thực tế cho thấy tại khu vực Tây Nguyên tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp. Không chỉ mưa lũ, sạt lở đất.., từ tháng 4/2021 đến nay tại huyện Kon Plông đã ghi nhận trên 300 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,7 độ. Những trận động đất xảy ra liên tiếp chưa gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, nhưng cũng đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng đối với người dân và có nguy cơ ảnh hưởng an toàn hồ đập.

THỰC HÀNH ỨNG PHÓ VỚI ĐỘNG ĐẤT, THIÊN TAI CHO NGƯỜI DÂN

 Theo chương trình Hội nghị tập huấn được tổ chức tại thị trấn Măng Đen tỉnh Kon Tum từ ngày 02-04/11, ngày hôm nay (04/11) Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị tập huấn đó là thực hành kỹ năng ứng phó với động đất trường học tại Trường tiểu học Măng Đen - thị trấn Măng Đen và diễn tập công tác di dời cụm dân cư có nguy cơ cao bị lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn tại thôn Kon Pring xã Ngọc Tụ huyện Kon Plông.

Đồng chí Nguyễn Đức Quang Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo - Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai phát biểu tại buổi tập huấn tại Trường tiểu học Măng Đen - thị trấn Măng Đen.

Đồng chí Nguyễn Đức Quang Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo - Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai phát biểu tại buổi tập huấn tại Trường tiểu học Măng Đen - thị trấn Măng Đen.

1. Tình huống khi có động đất xảy ra trong Trường tiểu học Măng Đen - thị trấn Măng Đen.

Giả định tình huống: Vào hồi 08  giờ 00  phút 36 giây (giờ Hà Nội) ngày 04 tháng  11  năm  2022  một trận động đất có độ lớn  4,7  xảy ra tại vị trí có tọa độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1  km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. Tại trường tiểu học Măng Đen trên địa bàn Thị trấn Măng Đen đã ghi nhận rung lắc mạnh trong thời gian gần 8 giây, các cháu học sinh đã khẩn trương tìm nơi chú tránh trong lớp. Đặc biệt do ảnh hưởng của trận động đất đã làm 02 cháu bé bị thương do cửa kính rơi, vỡ, một số bảng hiệu bị rơi, sau trận động đất nhiều cháu bị hoang mang lo lắng.

Ngay lập tức, Ban giám hiệu nhà trường, thầy, cô giáo và các em học sinh thực hiện các hoạt động ứng phó với động đất. Các thày, cô giáo Hô to: Có động đất, có động đất, có động đất (03 lần).

Các thày cô giáo thực hành kỹ năng sơ cấp cứu cho em học sinh bị thương

Các thày cô giáo thực hành kỹ năng sơ cấp cứu cho em học sinh bị thương.

2. Tình huống khi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen

Giả định tình huống: Do nhiều ngày qua trên địa bàn thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục xảy ra mưa lớn kéo dài, lượng mưa đo được trong 3 ngày lên tới 300mm, mực nước Suối Nước Long dâng cao. Qua báo cáo tại một số thôn, tổ dân phố đã bị ngập, úng,  gây thiệt hại về người và tài sản. Đặc biệt tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vị trí thôn Kon Pring cách Ủy ban nhân dân thị trấn khoảng 2km, qua quá trình rà soát một số vị trí nguy cơ cao sạt lở đất đã phát hiện vết nứt lớn trên sườn đồi phía trên cụm dân cư khu vực thôn KonPrinh, thị trấn Măng Đen. Đây là khu vực có hơn 25 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu đang sinh sống cần phải di dời khẩn cấp tới nơi an toàn.

Lực lượng xung kích địa phương đưa người bị nạn tới nơi trú ẩn an toàn, sơ cứu cho người bị thương, người già và trẻ em.

Lực lượng xung kích địa phương đưa người bị nạn tới nơi trú ẩn an toàn, sơ cứu cho người bị thương, người già và trẻ em.

Trước dấu hiệu nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lực lượng xung kích PCTT đã báo cáo cho Đội trưởng Đội xung kích PCTT thị trấn Măng Đen biết và nắm tình hình. Sau khi nhận được thông tin từ thành viên Đội xung kích, Đội trưởng Đội xung kích đã báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn Măng Đen xin ý kiến chỉ đạo. Với diễn biến mưa lũ liên tục trong những ngày qua và đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho hơn 100 nhân khẩu đang sinh sống tại cụm dân cư khu vực thôn KonPrinh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn Măng Đen đã quyết định tổ chức họp Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn và phân công nhiệm vụ cho Đội xung kích PCTT tổ chức  triển khai sơ tán toàn bộ các hộ dân trên đến nơi an toàn.

Phát biểu bế mạc Hội nghị tập huấn, đồng chí Nguyễn Đức Quang Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo - Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai trân trọng cảm ơn sự phối hợp hỗ trợ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Kon Tum, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai và đặc biệt là sự phối hợp của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Kon Plông đã huy động các nguồn lực để tổ chức thành công Hội nghị tập huấn trong 03 ngày triển khai các nội dung cả lý thuyết và thực hành diễn tập.

Đồng chí Nguyễn Đức Quang nhấn mạnh, đây là hoạt động thiết thực, trực tiếp nâng cao kiến thức kỹ năng và năng lực phòng ngừa, ứng phó với thiên tai nói chung và mưa lớn lũ quét, sạt lở đất nói riêng  cho cán bộ những người làm công tác phòng chống thiên tai từ cấp tỉnh tới cấp xã và đặc biệt là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở thông qua việc vừa áp dụng các lý thuyết vừa  thực hành các kỹ năng, qua đó hoàn thiện các phương án ứng phó thiên tai của từng cấp chính quyền.

Đồng chí đề nghị các cấp các ngành  trên địa bàn tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy hiệu quả của hoạt động này, nỗ lực tạo điều kiện hơn nữa trong công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn và mở được thêm nhiều lớp tập huấn diễn tập trên địa bàn, bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao kiến thức, sự chủ động của bà con để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn./.

Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất