Thứ Năm, 28/11/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Sáu, 6/5/2011 14:4'(GMT+7)

Thanh Hóa sau 3 năm thực hiện Kết luận 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng toàn diện Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong tình hình hình mới

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Hoằng Hóa

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Hoằng Hóa

Qua 03 năm thực hiện kết luận 21 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác giáo dục lý luận chính trị đã có những chuyển biến tích cực. Việc đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên đã có những kết quả đáng mừng, chất lượng hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thành phố ngày càng được nâng lên. Hoạt động của Trung tâm đã góp phần tích cực và trực tiếp vào việc quán triệt, học tập, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ chính trị của địa phương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị đạt chuẩn, đã được các đơn vị phấn khởi triển khai với quyết tâm cao. Đến nay, toàn tỉnh có 20/27 đơn vị đăng ký xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị đạt chuẩn giai đoạn 2009 - 2015, trong đó có 2 đơn vị là Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nông Cống và Thọ Xuân đã đáp ứng đủ các tiêu chí và được công nhận trong năm 2011.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay với nhiều diễn biến phức tạp ở trong nước và thế giới, để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vượt qua thách thức, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thì việc giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên có một ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để thực hiện được nhiệm vụ này, sự cần thiết phải có đóng góp của hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong công tác giáo dục lý luận chính trị và đã đạt được những kết quả nhất định, song đứng trước yêu cầu của tình hình mới vẫn còn nhiều bất cập, những điều kiện hiện tại chưa thực sự đáp ứng: Đội ngũ cán bộ, giảng viên số lượng ít, trình độ chưa đồng đều; Nội dung chương trình chưa biên soạn đầy đủ, kịp thời, có chỗ còn chưa phù hợp với đối tượng học viên; Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng; Kinh phí đầu tư cho công tác giáo dục lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa đáp ứng, còn nhiều bất hợp lý... Cho nên trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Trung ương và kết luận 21 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cấp uỷ huyện và hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất: Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Kiên quyết, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên thông qua tuyển bổ sung, đào tạo lại theo nguyên tắc bảo vệ sự thống nhất giữa năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và năng lực giảng dạy bằng phương pháp và phương tiện hiện đại, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh ủy sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành có cơ chế hỗ trợ để các Trung tâm bồi dưỡng chính trị trong tỉnh ngày càng phát triển hơn, xứng tầm là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở cơ sở của tỉnh.

Thứ hai: Trong quả trình đào tạo, bồi dưỡng phải trang bị cho người học phương pháp luận mác-xít, giúp họ có khả năng nắm bắt, đánh giá, phân tích tình hình trên mỗi cương vị công tác của mình. Giúp cho người học thấm nhuần sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Giúp họ tiếp cận với những tri thức mới, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tạo cho họ khả năng nhanh nhạy trong việc nắm bắt cái mới, nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn và kỹ năng công tác. Tạo điều kiện cho người học nâng cao niềm tin vào lý tưởng cách mạng của Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Thứ ba: Về phương pháp giảng dạy cần thực hiện một bước chuyển biến mang tính cách mạng về phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hoá, phát huy tính tích cực và chủ động của người học, coi việc trang bị phương pháp tư duy khoa học và hoạt động thực tiễn cách mạng là mục tiêu chủ yếu của quá trình dạy học. Kiên quyết đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, tạo hứng thú đối đa cho người học, tiếp thu phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tư: Kết hợp chặt chẽ giữa học tập lý luận với rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức trong quá trình đào tạo. Trung tâm bồi dưỡng chính trị phải trở thành môi trường rèn luyện tính đảng của học viên. Việc chiêu sinh, thi, viết thu hoạch, chấm điểm, xếp loại, đánh giá học viên phải tiến hành thật chặt chẽ, nghiêm túc, tuân thủ quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương và hướng dẫn của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý học viên trên các mặt học tập, tư tưởng, sinh hoạt hằng ngày.

Như vậy, với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp uỷ từ tỉnh đến cơ sở, sự nỗ lực cố gắng vươn lên của hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thì công tác giáo dục lý luận chính trị của Thanh Hoá nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, góp phần xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu như lời Bác Hồ từng căn dặn./.

Trịnh Khắc Bân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyThanh Hóa

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất