Một báo cáo công bố ngày 16/5 của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài do hậu quả của đại dịch COVID-19, khủng hoảng Ukraine, biến đổi khí hậu và các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi, dù đã xuất hiện một số dấu hiệu cải thiện phần nào.
Với tiềm năng phát triển to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ví như thỏi nam châm thu hút đầu tư mạnh mẽ, không chỉ từ các doanh nghiệp mà nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng, các nước cũng nhanh chóng thiết lập “rào chắn an toàn” nhằm kiểm soát những nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ tiên tiến này.
Ngày 14/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông vẫn “lạc quan” tìm kiếm thỏa thuận về vấn đề trần nợ công với đảng Cộng hòa, qua đó ngăn chặn khủng hoảng nợ công và nhiều hệ lụy đến kinh tế trong nước cũng như toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) hôm 14/5 bày tỏ hoan nghênh lệnh ngừng bắn mới được công bố giữa Israel và Lực lượng Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) để chấm dứt bạo lực trong và xung quanh Dải Gaza.
Các quan chức tài chính của G7 sẽ thảo luận về các biện pháp để bảo vệ sự ổn định tài chính trước các vụ rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng cũng như xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt.
Xung đột Nga- Ukraine và lũ lụt ở Pakistan đã góp phần đẩy số người phải di tản nội địa trên toàn thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại là 71,1 triệu người vào năm 2022.
Sau Chiến tranh lạnh, một số hình thức mới trong quan hệ quốc tế đã được hình thành. Các quốc gia, bao gồm Việt Nam, với thể chế chính trị, kinh tế khác nhau đã đẩy mạnh thực hiện và áp dụng một cách linh hoạt các phương cách mới trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc để thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước. Một trong các hình thức quan hệ mới đó là việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Ngày 11/5, sau 3 ngày làm việc khẩn trương với 8 phiên họp thượng đỉnh và nhiều cuộc gặp song phương, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” đã kết thúc thành công với nhiều văn kiện được thông qua trải rộng trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội của Cộng đồng ASEAN, cũng như các cuộc thảo luận về những vấn đề đang nổi lên trong và ngoài khu vực.
Mạng lưới làng ASEAN có mục đích cung cấp nền tảng cho sự tham gia của toàn thể các cộng đồng, giúp tiếng nói của họ được lắng nghe, tạo cơ hội cho họ đóng góp cũng như hưởng lợi từ sự phát triển.
ASEAN cam kết tăng cường các nỗ lực trong khu vực để xác định nạn nhân bị buôn bán hoặc nạn nhân tiềm năng; thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các văn kiện hiện có liên quan đến chống buôn người.
Người phát ngôn Liên hợp quốc đồng thời nêu rõ: "Nhu cầu của người dân Sudan, những người đang bị cuốn vào thảm họa nhân đạo, phải được đặt lên hàng đầu".
Về tư cách thành viên của Timor-Leste, hội nghị thảo luận về lộ trình kết nạp quốc gia này làm thành viên chính thức ASEAN, trong đó có các yếu tố quan trọng như công cụ pháp lý, nghĩa vụ tài chính.
Trong chuyến thăm Brazil mới đây, Tổng thống Argentina Alberto Fernández đã nhấn mạnh sự hỗ trợ của Brazil có tầm quan trọng đặc biệt đối với Argentina và là một bước quan trọng để củng cố Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Những cam kết hỗ trợ từ Brazil dành cho Argentina giúp củng cố mối quan hệ song phương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực.
Giới phân tích nhận định bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ về mức trần nợ công có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào suy thoái, khiến 7,5 triệu người mất việc làm.
Ngày 3/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố chiến lược mới trong phòng chống COVID-19, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát lâu dài đối với dịch bệnh này.