Thứ Sáu, 27/9/2024
Khoa học, công nghệ
Chủ Nhật, 26/12/2010 15:6'(GMT+7)

Thoát bạo bệnh nhờ công nghệ ADN đột phá!

Còn các bác sĩ đã chữa trị cho Nicholas thì gọi cậu bé là niềm tự hào của y học, người đã chiến thắng cái chết nhờ vào công nghệ đột phá trong việc kiểm tra chuỗi ADN và một ca cấy ghép máu từ dây cuống rốn hiếm gặp.

Nicholas tuy còn rất nhỏ những đã trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật, 700 ngày ròng ở trong bệnh viện, thậm chí trong số đó là 526 ngày chữa trị đặc biệt, phải một mình chống chọi với bệnh tật và không được gặp gia đình.

Căn bệnh lạ lùng của Nicholas được cha mẹ em phát hiện ra qua một vết thương không liền miệng, khi đó cậu bé mới chỉ có 17 tháng tuổi. Cha mẹ đã phải đưa em tới bệnh viện để chữa trị khi vết thương bắt đầu có dấu hiệu mưng mủ mà không biết rằng từ thời điểm này, Nicholas sẽ bắt đầu cuộc hành trình giành giật sự sống đầy cam go trong suốt 4 năm.

Các bác sĩ nhận định rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm chết người nhưng triệu chứng và phát bệnh ra sao thì vẫn còn là một ẩn số.

Qua hàng trăm cuộc xét nghiệm, họ phát hiện ra một triệu chứng của bệnh, đó là gây ra những lỗ hổng có kích cỡ bằng đầu bút chì ở phần biểu bì. Nhưng nguy hại là những lỗ hổng đang ăn lan trong ruột, khiến cho phân bị rỉ qua những lỗ nhỏ này và thấm vào những bộ phận khác trong cơ thể, gây nhiễm trùng nặng. Cậu bé thậm chí còn ở trong tình trạng sốt cao 105 độ và nhiễm khuẩn E. coli.

Mặc dù các bác sĩ đã tìm thấy triệu chứng của bệnh nhưng họ vẫn không tìm ra được căn nguyên của nó. Thậm chí căn bệnh này lạ lùng tới mức các bác sĩ không biết gọi nó bằng cái tên như thế nào.

Khi Nicholas 4 tuổi, cậu bé đã phải làm phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Mọi việc tưởng chừng như đã được giải quyết song một tuần sau đó, sức khỏe của Nicholas bắt đầu suy kiệt.

Cậu bé lúc này chỉ nặng có khoảng 7 kg. Các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Wisconsin nhận thấy rằng họ đã chưa tìm ra cách chữa trị tận gốc cho căn bệnh của Nicholas.

Họ đã yêu cầu các chuyên gia nghiên cứu của bệnh viện kiểm tra chuỗi sắp xếp gần 30.000 gen của cậu bé để xem xét xem có gen nào bị đột biến hay không.

Theo chuyên gia về miễn dịch Bill Grossman, chuyên nghiên cứu về ADN thì đây thực sự là một điều bất thường, bởi kiểm tra lại toàn bộ mã gen của một bệnh nhân là điều trước nay hiếm khi xảy ra và cũng rất khó thực hiện.

Song cuối cùng thì nhờ vào công nghệ ADN mới mà việc kiểm tra này đã mang lại câu trả lời đích đáng.

Cậu bé bị đột biến gen XIAP và tình trạng bệnh này là do đột biến gen gây ra. Do vậy, việc cấy ghép máu ở dây cuống rốn có thể chữa trị cho Nicholas.

Vào tháng 7/2010, cậu bé đã được tiến hành cấy ghép máu ở dây cuống rốn. Và chỉ sau 2 tuần, sức khỏe của Nicholas đã tiến triển rất tốt.

Vào tuần qua, câu chuyện của bé Nicholas đã được đông đảo mọi người biết đến qua chương trình sự kiện của đài MSNBC. Các khán giả chia sẻ niềm vui khôn xiết cùng gia đình em và thầm cầu chúc cho em bé có lòng dũng cảm đương đầu với bệnh tật này sẽ hồi phục nhanh chóng.

Còn các bác sĩ hy vọng, công nghệ kiểm tra chuỗi ADNsẽ không chỉ chữa trị cho Nicholas mà còn mang lại hy vọng cho nhiều những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác.

Theo Bee.net/MSNBC


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất