Thứ Ba, 24/9/2024
Hướng dẫn - chỉ đạo
Thứ Năm, 26/2/2009 22:29'(GMT+7)

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động,của công tác Tuyên giáo

ĐC Tô Huy Rứa phát biểu kêt luận Hội Nghị (Ảnh Thu Hiền)

ĐC Tô Huy Rứa phát biểu kêt luận Hội Nghị (Ảnh Thu Hiền)

- Kính thưa các quý vị đại biểu

- Thưa toàn thể các đồng chí.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị của chúng ta đã hoàn thành chương trình, nội dung đề ra với chất lượng tốt. Hội nghị đã được đồng chí Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị đến dự, phát biểu ý kiến chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho ngành chúng ta. Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, tôi đánh giá cao kết quả Hội nghị và xin phát biểu một số ý kiến kết luận Hội nghị.

Chúng ta đã nghe và thảo luận Báo cáo Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2009, 2010. Đã có 8 ý kiến phát biểu tại hội trường và 37 ý kiến phát biểu tại 3 tổ. Phương thức tổ chức Hội nghị này giúp chúng ta vừa nghe được tiếng nói chung trên những vấn đề lớn của toàn ngành, vừa thảo luận, trao đổi kỹ do nhiều đồng chí có điều kiện và thời gian phát biểu về những vấn đề cụ thể. Những ý kiến của các đồng chí đã phản ánh trung thực, khách quan, thẳng thắn và tâm huyết tình hình về công tác tuyên giáo, những kết quả và hạn chế, yếu kém của toàn ngành trong năm 2008. Từ hoạt động thực tiễn ở địa phương, ngành và cơ sở, nhiều ý kiến đã bổ sung nội dung, giải pháp thiết thực cho hoạt động của chúng ta trong những năm tới. Với kết quả đó, tôi đánh giá cao phương thức tổ chức Hội nghị và các ý kiến của các đồng chí đã đóng góp, bổ sung, điều chỉnh, làm phong phú thêm nội dung bản báo cáo. Lãnh đạo Ban tuyên giáo đã cử cán bộ tổng hợp, hệ thống tất cả ý kiến của các đồng chí. Sáng nay tôi cũng đã kịp thời báo cáo, trao đổi kỹ với đồng chí Trương Tấn Sang và được đồng chí Sang nhất trí, ủng hộ nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến toàn ngành chúng ta. Các đồng chí đã nghe phát biểu của đồng chí Trương Tấn Sang sáng nay và đồng chí đã khẳng định rõ một số công việc lớn và cụ thể.

Tuy chưa thể tổng hợp đầy đủ vì các ý kiến của các đồng chí đã đề cập toàn diện các vấn đề vừa rất cơ bản, vừa cấp bách của toàn ngành, song có thể nêu lên 5 cụm vấn đề lớn:

1.Về cơ bản, hội nghị nhất trí với báo cáo của Ban TGTW.

2. Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung thêm các hoạt động rất phong phú, cụ thể của địa phương, cơ sở để báo cáo có tầm nhìn bao quát và toàn diện hơn. Lãnh đạo Ban xin tiếp thu các ý kiến này.

3. Nhiều đề xuất của các đồng chí về tổ chức, bộ máy, về đào tạo đội ngũ, về bồi dưỡng, tập huấn, về xây dựng các cơ chế, chính sách, chế độ ..., nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác tuyên giáo.

4. Nhiều ý kiến bàn sâu về cơ chế và giải pháp xử lý những vấn đề nổi cộm, phát sinh, điểm nóng trên các lĩnh vực, chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai và đề nghị lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Ban chỉ đạo kịp thời, sắc bén, đồng bộ trước những vấn đề mới nảy sinh (VD: thông tin xuyên tạc trên mạng; công tác tuyên giáo trong các cơ sở sản xuất, liên doanh với nước ngoài ...). Lãnh đạo Ban coi đây là những đề xuất tâm huyết, cấp thiết đối với công tuyên giáo của chúng ta trong những năm tới.

5. Bằng kinh nghiệm phong phú, sâu sắc, với trách nhiệm cao, nhiều ý kiến phát biểu thể hiện rất rõ sự băn khoăn, dằn vặt, tìm kiếm cách làm mới để nâng cao chất lượng công tác toàn ngành. Tôi nghĩ rằng đó là trách nhiệm rất đáng quý của cán bộ toàn ngành chúng ta.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương chân thành cám ơn, hoan nghênh và tiếp nhận những đóng góp của các đồng chí.

Những nội dung của hội nghị, các đồng chí đã nắm chắc, tôi xin không nhắc lại. Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, tôi xin nhấn mạnh và làm rõ thêm một số điểm sau:

1. Năm 2008 là năm đầu tiên, trọn một năm, chúng ta thực hiện hai quyết định quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trực tiếp đến ngành tuyên giáo toàn quốc. Đó là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” và “Quyết định 80-QĐ/BCT của Bộ Chính trị “Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương”. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã định hướng, xác định rõ chức năng và nhiệm vụ nặng nề của ngành tuyên giáo trong thời kỳ mới, khẳng định hoạt động của ngành có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đất nước và các nhiệm vụ lớn của Đảng. Chúng ta là cơ quan tham mưu, đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ của Đảng từ Trung ương đến cơ sở trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và lý luận, văn hóa và văn nghệ, báo chí và xuất bản, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường và các vấn đề xã hội.

Trong khi đó, năm 2008, tình hình chung của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến ngành tuyên giáo, lại diễn ra rất mau lẹ, phong phú, phức tạpkhó lường, cả thuận lợi và khó khăn, cả cơ hội và thách thức (ví dụ: về kinh tế, cuối năm 2007 phát triển thuận lợi, đầu và giữa năm 2008 lạm phát, đến gần cuối năm có dấu hiệu suy giảm, thiểu phát. Đảng, Nhà nước liên tục, khẩn trương chỉ đạo triển khai hàng loạt giải pháp để đối phó kịp thời với diễn biến phức tạp đó để cuối năm vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tốc độ tăng trưởng 6,23%...).

Đặc điểm trên đòi hỏi công tác tuyên giáo không thể đứng ngoài quá trình vận động, biến động kinh tế-xã hội, mà phải nỗ lực trở thành một thành tố tích cực góp phần thực hiện các mục tiêu vừa cơ bản, vừa cấp bách về kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển đúng hướng và nâng cao chất lượng của các lĩnh vực mà Ban Tuyên giáo các cấp từ trung ương đến cơ sở được giao là cơ quan tham mưu chỉ đạo.

Nhìn lại công việc năm 2008, chúng ta nhận thấy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tư tưởng nhất quán của toàn ngành nắm vững, quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo các chỉ đạo và định hướng của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đảng ủy các cấp), đồng thời bám sát thực tiễn đang diễn ra rất sôi động, phong phú, phức tạp để kịp thời triển khai, tổ chức có hiệu quả hoạt động của ngành. Từ đó, năm 2008, hoạt động của ngành đã gắn kết hơn, nỗ lực hơn nhằm theo kịp các diễn biến và chủ động tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt cố gắng theo sát những diễn biến nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc nảy sinh trong năm 2008 ở cấp Trung ương và nhất là ở cấp địa phương và cơ sở.

Phải chăng, đây là bài học kinh nghiệm rất quan trọng, không chỉ có giá trị cho năm 2008, mà mang ý nghĩa lâu dài và cấp thiết đối với công tác tuyên giáo của chúng ta nhiều năm tới. Công tác tuyên giáo không thể dừng lại đơn thuần là hoạt động tuyên truyền giản đơn, công thức, mà cần có mặt, hiểu biết thấu đáo, và thâm nhập sâu vào trong tiến trình các sự kiện, hiện tượng, phong trào để có tiếng nói hợp lý, có sức thuyết phục của người trong cuộc”, từ đó giúp cho việc xử lý đúng hướng các sự kiện, biến cố đó. Nhiều ý kiến của các đồng chí, đặc biệt ở địa phương và các ngành, đã thể hiện rõ sự cố gắng to lớn trên.

2. Do nhận thức sâu hơn, rõ hơn những đặc điểm mới tác động đến công tác tuyên giáo, đòi hỏi công tác này phải thực sự đổi mới mạnh mẽ, trong năm 2008, toàn ngành đã có quyết tâm tìm tòi, đổi mới nội dung và phương pháp công tác, từ công việc có ý nghĩa chiến lược đến các hoạt động cụ thể ở địa phương, cơ sở. Tuy kết quả mới là bước đầu, chưa vững chắc và đồng đều ở các lĩnh vực hoạt động, song, đây là nỗ lực tạo nên những kết quả đáng mừng của toàn ngành. Mặt khác, sự trăn trở, tìm kiếm, không bằng lòng với những kết quả đạt được, luôn nghĩ tới những đòi hỏi, thách thức gay gắt hơn còn ở phía trước là ý chí, suy nghĩ của cán bộ ngành tuyên giáo. Qua thực tiễn hoạt động nhiều mặt, phong phú của toàn ngành năm 2008, chúng ta vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và bước đầu đã xử lý đúng 3 mối quan hệ rất cơ bản, có tính đặc thù luôn đặt ra trong thực tiễn đối với chức năng của toàn ngành, mà lâu nay, chúng ta còn ít nhiều lúng túng.

Một là, quan hệ giữa tham mưu chiến lược với nhiệm vụ tác chiến hàng ngày, đánh giá, góp phần xử lý những vấn đề mới nảy sinh và đột xuất. Năm 2008, ban tuyên giáo các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải tổ chức lực lượng tác chiến tường xuyên, đáp ứng yêu cầu kịp thời tham gia xử lý những vấn đề nổi cộm, nảy sinh bất thường. Đồng thời, năm 2008 cũng đánh dấu sự nỗ lực của toàn ngành, từ Trung ương đến địa phương, biết sắp xếp, tổ chức lực lượng để hoàn thành các đề án có tính chiến lược và các nhiệm vụ lớn của địa phương, của các cấp, các ngành ngành, đòi hỏi trên lĩnh vực tuyên giáo, qua đó nâng cao cả năng lực tư duy, tổng kết thực tiễn và cả khả năng tác chiến cụ thể của cán bộ ngành tuyên giáo.

Hai là, quan hệ giữa năng lực bao quát tất cả các lĩnh vực rất đa dạng, nhiều đặc thù của ngành tuyên giáo với việc biết tập trung cho những công việc chính yếu, nổi lên cần giải quyết khẩn trương và dứt điểm.

Đây là đặc trưng của công tác tuyên giáo. Xử lý đúng quan hệ này sẽ tránh được tình trạng khá phổ biến lâu nay với ngành tuyên giáo, hoặc là chung chung, cái gì cũng biết nhưng không có khả năng đề xuất, tham mưu, hoặc là sa đà vào quá nhiều vụ việc c? thể, thiếu tầm khái quát, tổng hợp. Một số kết quả đáng mừng trong các lĩnh vực hoạt động của ngành đều có nguyên nhân từ việc xử lý tốt quan hệ trên. Ví dụ: trong khi triển khai đồng bộ tất cả các hoạt động của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chúng ta đặc biệt nhấn mạnh nội dung “làm theo” tấm gương đạo đức Bác Hồ và dành nhiều tâm sức, suy nghĩ để khắc phục kịp thời những vướng mắc, khó khăn, hạn chế của cuộc vận động, hoặc như: Công tác tuyên truyền phải triển khai toàn diện, kịp thời, đồng thời, năm vừa qua, chúng ta biết tập trung, quy tụ vào hai trọng điểm, một là kịp thời định hướng du luận xã hội trước những vấn đề, sự kiện, biến cố “nổi cộm” và hai là, hướng mạnh và gắn chặt hơn hoạt động tuyên truyền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cấp bách, cổ vũ, động viên nhân dân vượt qua khó khăn, đoàn kết phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt, trong những tháng gặp nhiều khó khăn do lạm phát, tăng giá, suy giảm ... gần đây. Đây cũng là kinh nghiệm tốt của nhiều ban tuyên giáo địa phương, nhiều ngành mà các đồng chí đã khẳng định trong hội nghị này. Hoặc là: mảng công tác lớn, rất quan trọng của ngành là các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, môi trường các vấn đề xã hội, cùng với việc nắm bắt toàn diện các vấn đề đặt ra trên các lĩnh vực này, năm 2008, chúng ta đã biết tập trung vào hai nội dung cơ bản và cấp thiết. Một là, bám sát những vấn đề mới nảy sinh, đang có những ý kiến khác nhau, được dư luận xã hội quan tâm, kịp thời đánh giá và đề xuất nội dung chỉ đạo, định hướng và xử lý, góp tiếng nói có sức thuyết phục điều chỉnh dư luận, xã hội, ổn định tình hình. Hai là, chỉ đạo việc tổng kết, sơ kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với các lĩnh vực trên, qua đó rút ra bài học thực tiễn cần thiết để khắc phục thiếu sót, hạn chế và nâng cao chất lượng của các lĩnh vực đặc biệt quan trọng này.

Ba là, quan hệ giữa Trung ương và cơ sở, đặc biệt là sự kết hợp giữa thông tin định hướng, chỉ đạo với việc lắng nghe, trao đổi, đối thoại, tiếp nhận những sáng kiến, đề xuất, kiến nghị, đánh giá từ cơ sở, từ dưới lên của cán bộ, đặc biệt của nhân dân ở cơ sở.

Việc mở rộng phối hợp thông tin hai chiều trong ngành tuyên giáo và giữa ngành tuyên giáo với các ngành khác, đặc biệt với cấp uỷ địa phương, thực hiện phương thức đối thoại, trao đổi, tranh luận cởi mở với cán bộ, đảng viên và nhân dân là một giải pháp có tính đột phá để nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo, tránh được cách làm cũ, chỉ chú trọng định hướng từ trên xuống, độc thoại dẫn tới sự áp đặt chủ quan. Những đề xuất, kiến nghị trong hội nghị này xuất phát từ hoạt động thực tiễn của mình và sự tổng hợp lắng nghe, chọn lọc ý kiến từ cơ sở.

Tôi xin lưu ý, không phải chúng ta dó giải quyết, xử lý thật hiệu quả ba mối quan hệ trên trong hoạt động thực tiễn, trong các lĩnh vực của ngành, song, hướng đi đó là hết sức cần thiết để có thể nâng cao hiệu quả và đổi mới toàn diện công tác tuyên giáo những năm tới, từ Trung ương đến cơ sở.

3. Trong báo cáo của Ban và trong nhiều bài phát biểu tại Hội nghị, các đồng chí đã thẳng thắn, nghiêm khắc chỉ ra và nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém của công tác tuyên giáo năm 2008. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá X) vừa qua cũng đã làm rõ những khuyết điểm, yếu kém của ngành chúng ta. Tôi không nhắc lại các nội dung mà chúng ta đã nhận rõ và nhất trí, chỉ lưu ý rằng, hạn chế, khuyết điểm rõ nhất là việc đổi mới nội dung, phương thức tiến hành công tác tuyên giáo chưa đáp ứng được đòi hỏi mới, chưa tạo được bước chuyển cơ bản và vững chắc, còn nhiều biểu hiện thụ động, làm theo li, trong khi tình hình và điều kiện đã có rất nhiều thay đổi, vì vậy, công tác tuyên giáo chưa tăng được sức thuyết phục, vẫn còn biểu hiện một chiều, chưa dự báo được những tác động phức tạp của tình hình và cơ chế mới nên hiệu quả thực tế trên hầu hết các lĩnh vực của công tác tuyên giáo chưa cao, thiếu vững chắc, hiệu lực giải quyết những vấn đề tư tưởng, văn hoá, khoa học, giáo dục, các vấn đề xã hội của toàn ngành, từ Trung ương đến cơ sở còn thấp. Năng lực tổng hợp, nhận định, dự báo của cán bộ ngành còn yếu, do đó việc tập trung cho những vấn đề cơ bản, cốt lõi, đồng thời việc phát hiện kịp thời những vấn đề bức xúc nảy sinh còn yếu và chậm, thường chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề, thiếu năng lực đề xuất, xử lý, giải quyết. Những hạn chế, yếu kém trên trở thành những thách thức gay gắt đối với chúng ta, khi mà sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của bản thân đời sống hiện nay đang đặt ra một cách trực diện, gay gắt những đòi hỏi mới và cao đối với toàn ngành tuyên giáo. Điều đó đặt ra một nhiệm vụ cấp bách là trong năm 2009 và vài năm tới, cần tập trung trí tuệ, tâm huyết toàn ngành suy nghĩ, tìm tòi cách tháo gỡ, cách vượt qua b?ng được các hạn chế, yếu kém trên.

4. Chúng ta đã thảo luận và nhất trí cao với phương hướng và các nhiệm vụ chủ yếu của công tác tuyên giáo năm 2009, 2010. Trong Hội nghị, các đồng chí cũng đã đề cập đến thuận lợikhó khăn, cơ hội và thách thức đối với công tác tuyên giáo năm 2009. Song kinh nghiệm cho thấy rằng, đối với công tác tuyên giáo, nếu không kịp thời nắm bắt và vận dụng, thuận lợi và cơ hội sẽ trôi qua rất nhanh, và ngược lại, nếu có bản lĩnh, sự chủ động, tỉnh táo và sáng tạo thì ngay trong khó khăn, thách thức cũng tìm ra được nhiều cách làm hay, có hiệu quả cao và sức thuyết phục lớn. Do đó một mặt, chúng ta cần nhận biết đúng, chính xác các yếu tố trên và mặt khác, không chờ đợi, ỷ lại và không được phép nản trí, nản lòng. Từ đó, phương hướng lớn trong công tác của chúng ta năm 2009 phải là, dù trong bất kỳ diễn biến và tình huống nào trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương, tiếp tục kiên trì đổi mới toàn diện và sâu sắc, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực tế công tác tuyên giáo, dự báo và đánh giá đúng, kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp, sáng tạo để công tác tuyên giáo phục vụ trực tiếp với hiệu quả cao sự phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và đột xuất, góp phần tiếp tục củng cố và tăng cường sự thống nhất cao về tư tưởng chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Tất cả các cấp của ban tuyên giáo, từ Trung ương đến cơ sở, các lĩnh vực, các hoạt động cụ thể của ngành cần kiên trì bám sát và thực hiện phương châm đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp hoạt động, nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.

Lãnh đạo Ban chân thành hoan nghênh, cảm ơn và tiếp nhận những ý kiến của các đồng chí đề cập rất cụ thể, rất thực tiễn đến hầu hết các lĩnh vực của ngành tuyên giáo, nêu ra những vấn đề cần phải cùng nhau suy nghĩ nhiều hơn nữa mới giải quyết tốt được. Đó là các vấn đề như: tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận góp phần giải quyết những vấn đề thời sự nổi cộm hiện nay như vấn đề dân tộc, tôn giáo, vấn đề chủ nghĩa duy vật và tâm linh, mê tín dị đoan, vấn đề giáo dục, truyền bá, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, vấn đề quản lý để phát triển lành mạnh văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản ; vấn đề ngành tuyên giáo tham gia có hiệu quả vào giải quyết những vấn đề KT – XH trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức hiện nay; vấn đề tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành...

Trên cơ sở những nội dung đã được bàn bạc và nhất trí trong Hội nghị này, quán triệt phương hướng và phương châm hoạt động trên, tôi đề nghị tất cả các đơn vị trong ngành tuyên giao, từ Trung ương đến cơ sở, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch và lộ trình công tác năm 2009 và từ nay đến Đại hội XI với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, kiên trì tìm tòi, đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, phục vụ cơ sở, bám sát và tổng kết thực tiễn nhằm hoàn thành tốt nhất chức năng tham mưu, chỉ đạo trên từng lĩnh vực được phân công. Kết quả hội nghị hôm nay tạo niềm tin, sự phấn khởi của toàn ngành quyết tâm hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ năm 2009 và những năm tiếp theo.

Xin chúc các đồng chí sức khỏe và thành công ./.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất