Thứ Ba, 24/9/2024
Hướng dẫn - chỉ đạo
Thứ Sáu, 5/12/2008 10:36'(GMT+7)

Hướng dẫn Thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Vấn đề Dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam”

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Giúp người học nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay với những nội dung cơ bản, cần thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn theo tinh thần Cương lĩnh và Nghị quyết các đại hội Đảng gần đây, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội X và các nghị quyết Trung ương (khoá X).

- Hiểu rõ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và của từng cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân tộc, nhằm tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG

- Cấp uỷ cơ sở, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình bồi dưỡng gồm 04 chuyên đề:

1. Một số vấn đề chung về dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới.

2. Tình hình, đặc điểm chủ yếu và mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta.

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

4. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân tộc.

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề này được ban hành năm 2002 và được sửa chữa, bổ sung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và các nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá IX và khoá X.

Ngoài bốn chuyên đề quy định thống nhất chung, tùy theo từng đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn báo cáo thêm một số vấn đề như: tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của các đơn vị làm tốt; thông báo thời sự, chính sách mới; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề "dân tộc", "tôn giáo", "dân chủ", "nhân quyền" để chống phá cách mạng nước ta.

Cần tổ chức cho người học đi tham quan thực tế với nội dung phù hợp.

Những vấn đề cần chú ý khi giảng dạy các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng được giới thiệu kèm theo Hướng dẫn này.

IV. TỔ CHỨC

- Căn cứ đối tượng bồi dưỡng (nêu ở phần II) các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch, thông qua cấp uỷ và tổ chức các lớp học theo sự chỉ đạo của cấp uỷ.

- Trong thực hiện chương trình, ngoài việc giới thiệu nội dung các chuyên đề, chú ý bố trí thời gian cần thiết để người học trao đổi, thảo luận, hiểu rõ, nắm vững những nội dung đã tiếp thu, liên hệ với bản thân.

V. THỜI GIAN LỚP HỌC: 03 ngày

- Giới thiệu 4 chuyên đề (mỗi chuyên đề 1 buổi): 2 ngày

- Trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch: 0,5 ngày

- Tham quan, đi thực tế: 0,5 ngày.

VI. CHỈ ĐẠO MỞ LỚP

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện thống nhất trong cả nước.

- Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương chỉ đạo các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thực hiện chương trình bồi dưỡng sát với tình hình địa phương, ngành; tổ chức tập huấn giảng viên nắm vững nội dung, phương pháp giảng dạy các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Việc mở lớp do cấp uỷ quận, huyện và tương đương trực tiếp chỉ đạo. Ban Tuyên giáo và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có trách nhiệm tham mưu về nội dung, và đề xuất danh sách báo cáo viên để cấp uỷ quyết định. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch mở lớp.

Sau mỗi lớp học, Trung tâm cùng với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp uỷ huyện, quận và Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ; tiếp tục theo dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.

Chương trình và tài liệu mới có sửa chữa, bổ sung này thay cho chương trình và tài liệu do Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương ban hành năm 2002.

Việc cấp giấy chứng nhận cho học viên theo quy định hiện hành.

Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu có những điểm cần điều chỉnh, bổ sung, Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tập hợp, báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương./.

                                                                                                       KT. TRƯỞNG BAN

Nơi nhận:                                                                                          PHÓ TRƯỞNG BAN  
                                                                                                                                                         
 
- Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ
 và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương;                                                                                                          

  - Vụ LLCT, VPB;

- Lưu HC.
                                                                                                              Vũ Văn Phúc

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất