I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Giúp người học hiểu được những vấn đề chung nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước.
2. Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động, năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
II- ĐỐI TƯỢNG.
- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
- Cán bộ hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.
- Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
III- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình gồm 4 chuyên đề trong cuốn tài liệu “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân do Ban Tuyên giáo Trung ương tái bản, có sửa chữa, bố sung năm 2008:
Chuyên đề 1: Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Chuyên đề 2: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Chuyên đề 3: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng.
Chuyên đề 4: Xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Ngoài 4 chuyên đề quy định thống nhất chung, tuỳ theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở có thể tổ chức cho lớp nghe một số báo cáo về: Lịch sử địa phương, những cá nhân, tập thể tiên tiến trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thông báo thời sự, chính sách mới. Tổ chức cho người học đi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, danh lam, thắng cảnh, để bổ sung thêm những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
IV- TỔ CHỨC LỚP HỌC
Có thể mở chung cho các đối tượng (nêu ở mục II), nhưng tốt nhất là mở lớp cho từng loại đối tượng. Có thể tổ chức lớp tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc theo các đơn vị cơ sở, cụm cơ sở (xã, phường, xí nghiệp, trường học...).
Bố trí thời gian cần thiết để người học trao đổi, thảo luận, xác định rõ tránh nhiệm của mỗi người.
V- THỜI GIAN MỞ LỚP: 03 NGÀY.
- Giảng 4 chuyên đề (mỗi bài 1 buổi): 2 ngày
- Trao đổi, thảo luận, thực hành 0,5 ngày
- Nghe báo cáo bổ sung, hoặc tham quan thực tế 0,5 ngày
VI- CHỈ ĐẠO MỞ LỚP
Chương trình bồi dưỡng chuyên đề Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được thực hiện thống nhất theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ có hình thức thích hợp hướng dẫn thực hiện chương trình sát với tình hình địa phương; giúp đội ngũ giáo viên, báo cáo viên của cấp huyện nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy các bài trong chương trình.
Việc mở lớp do cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Ban Tuyên giáo có trách nhiệm tham mưu về nội dung và đề xuất danh sách giáo viên báo cáo viên để cấp uỷ quyết định.
Ban Tuyên giáo cùng với Ban Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch mở lớp.
Sau mỗi lớp học, Trung tâm cùng với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức và Văn phòng cấp uỷ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp uỷ cấp huyện và Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ. Tiếp tục theo dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.
Việc cấp giấy chứng nhận cho mỗi học viên theo quy định hiện hành.
Chương trình, tài liệu có sửa chữa, bổ sung này thay cho chương trình, tài liệu do Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương biên soạn và phát hành năm 2002./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Đồng chí Trưởng ban (để b/c);
- Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;
- Lưu HC, Vụ LLCT. |
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Vũ Văn Phúc |