Hướng dẫn Số 63 - HD/BTGTW, ngày 17/11/2008
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Giúp người học nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, nội dung, tổ chức và phương thức công tác tuyên giáo ở cơ sở, chủ yếu ở xã, phường, thị trấn, đáp ứng đòi hỏi đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo ở cơ sở.
2. Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu đã tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo, đúng hướng để thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo được giao; góp phần tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng ở cơ sở; thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG
- Bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở.
- Cán bộ làm công tác tuyên giáo ở ở cơ sở.
- Cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở cơ sở.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình gồm 6 chuyên đề trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác tuyên giáo ở cơ sở”, do Ban Tuyên giáo Trung ương tái bản năm 2008, có sửa chữa, bổ sung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và các nghị quyết Trung ương khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài 6 chuyên đề quy định thống nhất chung, tuỳ theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn giới thiệu thêm một số báo cáo, như tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm công tác tuyên giáo (toàn diện hoặc từng mặt) của một số tổ chức, đơn vị làm tốt; thông báo thời sự, chính sách mới. Tổ chức cho người học đến tham quan thực tế cơ sở kinh tế, văn hoá... ở địa phương để bổ sung thêm những hiểu biết về công tác tuyên giáo ở cơ sở.
Những vấn đề cần chú ý khi giảng 6 chuyên đề được giới thiệu, kèm theo Hướng dẫn này.
IV. TỔ CHỨC LỚP HỌC
- Có thể mở chung cho các đối tượng (nêu ở mục II); tốt nhất là mở lớp riêng cho từng loại đối tượng. Có thể mở lớp tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc theo các đơn vị cơ sở (xã, phường, doanh nghiệp, trường học,…).
- Lựa chọn kỹ đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng trình bày tốt các chuyên đề.
- Bố trí thời gian cần thiết để người học trao đổi, thảo luận, xác định rõ trách nhiệm của mỗi người.
V. THỜI GIAN LỚP HỌC: 4 ngày
- Giới thiệu 6 chuyên đề (mỗi chuyên đề 0,5 ngày): 3 ngày;
- Trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch: 0,5 ngày;
- Đi thực tế: 0,5 ngày.
VI. CHỈ ĐẠO MỞ LỚP
Chương trình bồi dưỡng "Công tác tuyên giáo ở cơ sở" được thực hiện thống nhất theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có hình thức thích hợp hướng dẫn thực hiện chương trình sát với tình hình địa phương; bồi dưỡng giảng viên (chuyên trách và kiêm nhiệm), nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy các bài trong chương trình.
Việc mở lớp do thường trực cấp uỷ huyện chỉ đạo, Ban Tuyên giáo và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có trách nhiệm tham mưu về nội dung và đề xuất danh sách báo cáo viên để cấp uỷ quyết định.
Ban Tuyên giáo cùng với Ban Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch mở lớp.
Sau mỗi lớp học, Trung tâm cùng với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp uỷ quận, huyện và Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ; tiếp tục theo dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.
Chương trình này thay thế cho chương trình bồi dưỡng công tác tuyên giáo ở cơ sở biên soạn và phát hành năm 2005.
Việc cấp giấy chứng nhận cho mỗi học viên theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu có những điểm cần điều chỉnh, bổ sung, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tập hợp báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương./.
Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc TW;
- Lưu HC, Vụ LLCT. |
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Vũ Văn Phúc |