Thứ Sáu, 29/11/2024
Hướng dẫn - chỉ đạo
Thứ Ba, 9/12/2008 21:40'(GMT+7)

Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Giúp người học hiểu được những vấn đề chung nhất của quá trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Đường lối, quan điểm, giải pháp tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay; Giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

2. Trên cơ sở đó, góp phần tích cực vào việc giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chuẩn bị tốt về tư tưởng, tâm lý cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nên những chuyển biến về tư tưởng, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới có hiệu quả trong thời kỳ mới.

II. ĐỐI TƯỢNG

- Cấp ủy cơ sở, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở;

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình gồm 4 chuyên đề trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát hành năm 2008.

Ngoài 4 chuyên đề quy định thống nhất chung, tuỳ theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn giới thiệu thêm một số báo cáo, như: mở rộng quan hệ đối ngoại; quá trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương; thông báo thời sự, chính sách mới. Đồng thời, tổ chức cho người học đến tham quan những doanh nghiệp hoặc cơ sở điển hình làm tốt việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

IV. TỔ CHỨC LỚP HỌC

- Có thể mở chung cho các đối tượng (nêu ở mục II). Nhưng tốt nhất là mở lớp riêng cho từng loại đối tượng. Có thể mở lớp tại Trung tâm bồ dưỡng chính trị cấp huyện hoặc theo các đơn vị cơ sở (xã, phường, doanh nghiệp, trường học,…).

- Lựa chọn đội ngũ báo cáo viên có khả năng trình bày tốt các chuyên đề.

- Bố trí thời gian cần thiết để người học trao đổi, thảo luận, xác định rõ trách nhiệm của mỗi người.

V. THỜI GIAN LỚP HỌC: 3 ngày

- Giới thiệu 4 chuyên đề (mỗi chuyên đề 0,5 ngày): 2 ngày;

- Trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch: 0,5 ngày;

- Giải đáp, tổng kết, bế mạc: 0,5 ngày.

VI. CHỈ ĐẠO MỞ LỚP

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành uỷ, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thực hiện chương trình sát với tình hình địa phương; giúp đội ngũ báo cáo viên nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy các chuyên đề trong chương trình. Tổng hợp báo cáo của các Trung tâm về việc thực hiện chương trình này, báo cáo về Ban Tuyên giáo Trung ương.

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" được thực hiện thống nhất theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Việc mở lớp do cấp uỷ cấp quận, huyện và tương đương trực tiếp chỉ đạo. Ban Tuyên giáo và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có trách nhiệm tham mưu về nội dung và đề xuất danh sách báo cáo viên để cấp uỷ quyết định.

Ban Tuyên giáo cùng với Ban Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch mở lớp.

Sau mỗi lớp học, Trung tâm cùng với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Văn phòng cấp uỷ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp uỷ quận, huyện và Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ. Đồng thời có trách nhiệm tiếp tục theo dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.

Việc cấp giấy chứng nhận cho mỗi học viên theo quy định hiện hành./.

Nơi nhận:

- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc TW;

- Lưu HC, Vụ LLCT.

K/T TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

Vũ Văn Phúc

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất