Chủ Nhật, 3/11/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 29/9/2022 14:41'(GMT+7)

Tọa đàm “Tự chủ Đại học - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Đại học vùng”

ThS. Phan Văn Long, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu đề dẫn

ThS. Phan Văn Long, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu đề dẫn

ThS. Phan Văn Long, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu đề dẫn đề nghị tọa đàm tập trung vào thảo luận làm rõ những vấn đề về nhận thức, thực trạng, năng lực tự chủ, khó khăn và giải pháp cho tự chủ đại học. Đồng chí cho biết, tọa đàm là một khâu trong l trình chuẩn bị cho tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”.

GS.TS Nguyễn Hồng Quang Đại, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐ Trường Đại học Thái Nguyên phát biểu chào mừng và chia sẻ với tọa đàm các hoạt động chuyên môn và coi đây là dịp Đại học Thái Nguyên làm rõ tiễn việc xây dựng mô hình tự chủ đại học trong những năm qua, cụ thể như: Tự chủ đại học để làm gì? Đích của tự chủ đại học? Lấy tư tưởng là thực tiễn của giáo dục Đại học làm phương pháp cho cho vấn đề “Tự chủ đại học”. Những hạn chế, những kết quả đạt được, cơ chế tự chủ mở ngành, liên ngành, tự chủ trong học thuật, công bố quốc tế, tự chủ trong chuyển giao công nghệ, thiết chế thu hồi và tích lũy vốn trong các hoạt động của trường đại học,.. từ đó, tìm ra các vấn đề có tính chất quy luật để từ đó có định hướng đề xuất các giải pháp cụ thể.

Tự chủ đại học được xem là một một cuộc chuyển đổi lớn, có ý nghĩa rất quan trọng để giáo dục đại học phát huy được sức mạnh thực hiện 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá đã xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đó là “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Thực hiện tự chủ đại học với 3 trụ cột: tổ chức bộ máy- nhân sự, tài chính và học thuật đã thúc đẩy các trường chủ động hơn, có cơ vượt qua các hạn chế, khiếm khuyết và những rào cản để bứt phá.

Tiến trình tự chủ đại học ở Việt Nam được thực hiện đến nay hơn 2 năm. Thời gian qua, đã bước đầu hình thành tư duy mới về quản trị đại học; hướng đến bộ máy tinh gọn, tài chính hiệu quả, nâng cao chất lượng chuyên môn, học thuật, tăng sức sáng tạo trong các chương trình nghiên cứu, chuyển giao KHCN, công bố quốc tế, xếp hạng trường… Môi trường giáo dục đại học được xây đắp bởi tính tự chủ, tự giác cao của chính đội ngũ giảng viên và sinh viên.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Hiện nay, tự chủ Đại học chịu chi phối của các luật khác như Luật Quản lí sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Công chức – Viên chức… Trong đó, có nhiều điểm chưa đồng bộ, thực hiện Luật Giáo dục đại học phải “chờ” nhiều Luật khác và quy định của Nhà nước. Một số vấn đề đang đặt ra trong quản lý, phân cấp, tài chính, tài sản. 

Tại buổi Tọa đàm, một số ý kiến đề xuất giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về giáo dục đại học nhất là các lĩnh vực trọng điểm, ngành đào tạo khoa học cơ bản và nghiên cứu khoa học mũi nhọn. 

Theo đó, về đào tạo, với thẩm quyền mở ngành của các trường hiện nay, Bộ cần có quy hoạch ngành để cân bằng giữa ngành nhà nước đặt hàng và doanh nghiệp hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo với các trường mạnh và dẫn dắt.

Về khoa học công nghệ, đầu tư trọng điểm đối với các trường có tiềm lực mạnh để tạo đột phá, tránh dàn trải từ những đề xuất nhỏ lẻ; nên đầu tư nguồn KHCN trọn gói, đặt hàng cho các trường ĐH lớn theo hướng vun cao, “chụm lửa” tạo sức bật về khoa học công nghệ.

Về nhân lực viên chức các trường đại học, cần giải quyết mâu thuẫn giữa chỉ tiêu biên chế cứng với hợp đồng chuyên môn; quy trình bổ nhiệm viên chức quản lí trong trường đại học; quy định về quy hoạch và tiêu chuẩn chính trị…

GS.TS Phạm Hồng Quang trình bày tham luận: Vai trò của quản lý nhà nước trong Tự chủ Đại học

PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm phát biểu

Về hạ tầng trường đại học, cần quy hoạch tổng thể theo hướng thiết chế trường đại học thông minh, xanh, môi trường bền vững với cộng đồng từ quy hoạch đất đến mở rộng môi trường thực hành, nghiên cứu cùng với doanh nghiệp. Và điều quan trọng là sự đồng bộ về mặt chính sách giữa các Bộ và địa phương.

Các đại biểu kiến nghị, bộ ngành, cơ quan quản lí nhà nước và chính quyền địa phương cần rà soát quy hoạch mạng lưới các trường đại học, xác định trọng tâm trọng điểm để đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, tăng cường nguồn lực cho các trường đại học, đảm bảo công bằng tiếp cận giáo dục đại học. Thiết kế các mô hình đại học đa dạng nhưng phải hướng đến mục tiêu huy động nguồn lực chung về con người, cơ sở vật chất và tài chính để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Cần thống nhất khái niệm về tự chủ đại học. Trong lộ trình tự chủ, cần độ “trễ” khi đánh giá của cơ quan chủ quản về các hoạt động của nhà trường, để các trường có thêm sự tự tin, tạo động lực mạnh mẽ hơn trong quá trình tự chủ. Trong quản lí và sử dụng trí thức, các cấp ủy Đảng và chính quyền nghiên cứu, thực hiện các phương thức phù hợp, không áp dụng máy móc cách quản lí hành chính để phát huy cao nhất năng lực cống hiến của trí thức. Bản thân các trường đại học cần phải nỗ lực tạo dựng niềm tin đối với Chính phủ, với nhân dân, với DN, có sức mạnh “đủ lớn” để giải quyết các vấn đề của đất nước và vùng về chất lượng đào tạo, NCKH- chuyển giao và tư vấn chính sách.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất