Về cơ cấu trình độ chuyên môn nghề bao gồm lao động phổ thông trên 40%, trình độ đại học, cao đẳng 25%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp 35%.
Các doanh nghiệp sẽ tập trung tuyển dụng một số nhóm ngành nghề marketing- nhân viên kinh doanh, bán hàng, kế toán, kiểm toán, xây dựng…
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2012, nhu cầu nhân lực giảm nhiều nhất ở nhóm lao động phổ thông ngành nghề dệt may – da giày và một số ngành nghề khác như: cơ khí, luyện kim, hóa – thực phẩm, điện tử… Trong khi đó một số ngành nghề có xu hướng tuyển nhiều lao động như marketing (16,97%), dịch vụ và phục vụ (16,16%), quản lý nhân sự - hành chính văn phòng (11,53%), tư vấn bảo hiểm (4,14%)…
Khác những năm trước, các doanh nghiệp không tuyển dụng ồ ạt lao động phổ thông mà tính toán chặt chẽ việc tuyển dụng; tình trạng dịch chuyển việc làm trong quý I/2012 ở mức khoảng 25%, đến quý II/2012 giảm còn khoảng 15% trong tổng số nhân lực đang làm việc.
Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong 6 tháng đầu năm 2012 được đặc biệt chú trọng. Cụ thể: trình độ trên đại học – đại học (12,78%), cao đẳng (10,03%), trung cấp (21,41%), công nhân kỹ thuật – sơ cấp nghề (12,61%), lao động phổ thông (43,17%).
Tuy nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không tuyển đủ số lượng lao động phù hợp, trong khi tình hình đăng ký hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng tăng, thể hiện rõ nét sự chênh lệch của thị trường lao động về số lượng và chất lượng cung - cầu, không đồng bộ cơ cấu chỗ làm việc – người tìm việc và lao động thất nghiệp.
Chinhphu.vn