Cần phải khẳng định ngay rằng Việt Nam không bao
giờ đàn áp nhân quyền và các nhà bất đồng chính như cách nói của tờ Bưu điện
Oa-sinh-tơn. Ở Việt Nam, chỉ có những công dân vi phạm pháp luật bị xử lý mà
thôi.
Mới đây, một bài bình luận trên tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn, nói rằng: “Hoa Kỳ có vẻ
tỏ ra chưa thực sự cương quyết với các hành xử được cho là đàn áp nhân quyền và
các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa ở Việt Nam”. Cùng với đó, tờ báo này đặt câu
hỏi: “Liệu các quan chức cao cấp đại diện cho chính quyền Oa-sinh-tơn có nên nói
thẳng với Việt Nam rằng chính quyền cộng sản nên chấm dứt các hành vi đàn áp,
trong khi Việt Nam có nhu cầu tham gia vào các thỏa thuận kinh tế, thương mại ở
châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là thỏa thuận Đối tác Thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP) vốn đề cao nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế...”.
Cần phải khẳng định ngay rằng Việt Nam không bao
giờ đàn áp nhân quyền và các nhà bất đồng chính như cách nói của tờ Bưu điện
Oa-sinh-tơn. Ở Việt Nam, chỉ có những công dân vi phạm pháp luật bị xử lý mà
thôi. Việc Việt Nam có nhu cầu tham gia vào các thỏa thuận kinh tế, thương mại ở
châu Á-Thái Bình Dương, không liên quan gì đến những công dân Việt Nam vi phạm
pháp luật bị xử lý.
Thực chất bài viết này chính là nhằm cổ xúy và
ủng hộ cho những người đang đi ngược lại với lợi ích chung của nhân dân Việt
Nam. Bên cạnh đó, cách đặt vấn đề trên còn cho thấy rõ tư tưởng lợi dụng các
hoạt động quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao… để gây sức ép, áp đặt các
điều kiện về dân chủ, nhân quyền, đòi Nhà nước ta phải thả những người vi phạm
pháp luật đang thụ án, đòi Việt Nam phải thay đổi đường lối, chính sách, luật
pháp… nhằm làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước
đối với xã hội. Cách gây sức ép như trên đã lỗi thời trong thế giới ngày nay và
là điều không thể chấp nhận trong quan hệ quốc tế./.
An Quốc (QĐND)