Thứ Bảy, 7/12/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Hai, 20/2/2017 21:40'(GMT+7)

Trung thực ở đâu?

(Hình minh họa)

(Hình minh họa)

Nhưng soi vào thực tiễn đang “bật ra” không ít chuyện buồn về tình trạng lách luật, né luật. Có không những chuyện ai đó còn đứng bên ngoài luật lệ và những quy định của kỷ cương phép nước.

Nhìn về vụ “đại án” Giang Kim Đạt đang xét xử, ai hay bị cáo còn cao giọng kêu oan, nói không tham ô, không chiếm đoạt hơn 250 tỷ đồng! Đó là tiền “đi xin” của nước ngoài. Có “đối tác” nước ngoài nào lại có thể thừa bạc tiền hào phóng để y xin cả “núi tiền” dễ dàng đến thế?

Ngôn từ biến báo hòng che giấu tội lỗi của các bị cáo trong các vụ án cũng “đủ chước đủ chiêu”. Chỉ đến khi ánh đèn pha của pháp luật, những quy định, chế tài của “kỷ cương phép nước “soi vào” tận gan ruột của từng vụ việc, trắng đen mới phơi bày ra!

Dư luận đang bàn tán nhiều về khối tài sản gần 700 tỷ đồng của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa ở doanh nghiệp Điện Quang. Khi người đứng đầu Đảng ta chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, thanh tra  khẩn trương vào cuộc để làm rõ đúng sai về khối tài sản trên, người dân thêm tin vào sự chỉ đạo quyết liệt trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực. Mọi việc còn chờ vào kết quả thanh tra, kiểm tra của các ngành chức năng, nhưng rõ ràng đây là việc không thể không làm!

Nhìn lại những bất cập trong thực tiễn, càng thấy tình trạng thiếu trung thực, biến báo vụ lợi, thu vén cá nhân trong một bộ phận không nhỏ công chức có quyền, nắm quyền đang trở thành nhức nhối của  xã hội hiện nay. Đó cũng chính là câu chuyện quyền lực chưa được kiểm soát. Những cán bộ nắm quyền thoái hóa, o bế còn cố che chắn nhau trong cái “nhóm lợi ích”.

Buồn một nỗi, luật nước nơi này, chỗ kia còn bị xem nhẹ. Câu chuyện xót xa ở trường Nam Trung Yên (Hà Nội) liên quan đến một học sinh bị xe taxi cán gãy chân mà bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc cố biến báo, che giấu sự việc như vô can, như không xảy ra. Sự thật được phơi bày khi hàng loạt giáo viên, phụ huynh của trường đứng ra tố cáo! Một cách hành xử thiếu đạo đức, không trung thực ai hay lại từ chính hiệu trưởng của trường. Thiếu trung thực, chả lẽ thành căn bệnh khó chữa đến thế?

Ai cũng biết: Cho dù cuộc sống còn bất cập, nhưng sẽ điều chỉnh để những khập khiễng ấy đi vào cân bằng. Nhưng câu hỏi đặt ra: “Văn hóa” lãnh đạo, “văn hóa” công chức đang ở đâu và ai sẽ giám sát cho chặt chẽ? 

Suy đến cùng, sự trung thực phải là đạo đức đặt lên đầu! Công chức nắm quyền uy thực thi nhiệm vụ, không trung thực, ù xọe biến báo, xã hội sẽ ra sao?

Rõ ràng lòng dân rất bất bình trước sự không trung thực của một bộ phận không nhỏ công chức hiện nay! Trung thực phải là yêu cầu sống còn với đội ngũ “công bộc” nếu thực sự muốn có một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động!./.

Hà Phương (Báo ĐBND)



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất