Thứ Ba, 1/10/2024
Thực tiễn kinh nghiệm
Thứ Tư, 18/3/2015 14:40'(GMT+7)

Ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam

Toản cảnh Hội thảo

Toản cảnh Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng: Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Giao thông thông minh (ITS) là một xu hướng của thời đại cho nên Việt Nam sẵn sàng nắm bắt, ứng dụng, phát triển các công nghệ giao thông thông minh nhằm nâng cao hiệu quả, độ tin cậy, cải thiện an toàn giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường trong GTVT là yêu cầu cấp thiết từ thực tế.

Ông Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh: Trong chương trình công tác năm an toàn giao thông 2015, Bộ trưởng Đinh La Thăng - Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT Quốc gia đã có kết luận về chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (thông báo kết luật số 492/TBKL-VP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng); trong đó yêu cầu các bộ ngành và các đơn vị trong ngành GTVT triển khai các chương trình cụ thể để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong quản lý điều hành giao thông nhằm nâng cao hiệu quản, đảm bảo an toàn và cải thiện môi trường trong GTVT.

Triển khai kết luận trên, Ủy ban ATGTQG đã phối hợp với Viettel trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ giám sát phương tiện qua thiết bị định vị toàn cầu (GPS) trên cả thiết bị giám sát hành trình và thiết bị di động, ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý điều hành giao thông theo thời gian thực và có những kết quả rất khả quan. Tại Hà Nội, Viettel đã phối hợp với Viện Chiến Lược và Phát triển GTVT, Đại học kỹ thuật Darmstadt và nhiều đối tác của CHLB Đức trong việc sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu từ các thiết bị giám sát hành trìnhvà mạng lưới viễn thông và đã xây dựng thành công Giải pháp giám sát giao thông trực tuyến và qui hoạch giao thông đô thị.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết thêm: ''Việc áp dụng khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin, viễn thông nói riêng trong quản lý, khai thác, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là một chủ trương hết sức đúng đắn, phù hợp với xu hướng quản Lý giao thông vận tải của các nước phát triển trên thế giới. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông và Internet sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường và tăng tính tiện ích cho người tham gia giao thông''.

Hội thảo lần này được tổ chức nhằm đánh giá tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức quản lý GTVT tại Việt Nam hiện nay, thực trạng và kinh nghiệm ứng dụng ITS trên thế giới, ứng dụng các công nghệ giám sát phương tiện qua thiết bị định vị toàn cầu (GPS) trên cả thiết bị giám sát hành trình và thiết bị di động, ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý điều hành giao thông theo thời gian thực, xây dựng và sử dụng mô hình giao thông trong quản lý khai thác hệ thống GTVT, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm của một số địa phương và tổ chức trong giám sát, điều hành giao thông với mục tiêu nâng cao an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.

Thông qua hội nghị này, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel (VietteiTeiecom) sẽ giới thiệu một giải pháp tối ưu hiện nay đó là sử dụng kết quả từ việc phân tích gói dữ liệu lớn (Big Data) qua các thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu xe con di động (FCD) và dữ liệu điện thoại trực tuyến (FPD) để xây dựng các công cụ giám sát thực trạng giao thông, quản lý đèn tín hiệu, biển báo giao thông trực tuyến, quản lý phương tiện, xây dựng mô hình giao thông, dự báo và quy hoạch giao thông đô thị. Nguồn thông tin từ các thiết bị giám sát trên xe cũng như từ các thuê bao di động chô phép thu thập thông tin về giao thông như tốc độ, mật độ, hướng di chuyển... từ đây các nhà quản lý giao thông có thể khai thác phục vụ cho việc qui hoạch, điều hành và xử lý các vấn đề khác của giao thông. Bên cạnh đó thiết bị giám sát hành trình sắp đặt trên xe máy (Smart Motor) giúp chống trộm và cung cấp nhiều tiện ích cho người đi xe máy, dễ phổ biến rộng rãi, chi phí đầu tư thiết bị thấp hơn rất nhiều so với các thiết bị chuyên dụng dành cho ô tô. Người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng tiếp cận những ứng dụng của hệ thông web trực tuyến hoặc phần mềm trên các thiết bị điện tử cầm tay/.

Duy Phong

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất