Thứ Tư, 25/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Sáu, 22/4/2011 10:33'(GMT+7)

Văn hóa giao thông từ sự tự nhận thức

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Nói đến văn hóa giao thông, phải kể đến các nhóm chủ thể liên quan như: người điều khiển giao thông; người tham gia giao thông và điều khiển phương tiện tham gia giao thông; đường sá và các công trình phụ trợ, biển hiệu đi theo... Người điều khiển giao thông, không chỉ có cảnh sát giao thông, mà còn có một số lực lượng khác theo luật định. Khi thi hành công vụ, người điều khiển cũng phải có văn hóa giao thông, trước hết, là công vụ phải đúng chức năng luật định, đúng quy trình, có lời ăn, tiếng nói, cử chỉ nhã nhặn, kiên trì giải thích, hướng dẫn người tham gia giao thông cặn kẽ, tận tình; cương quyết xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là không nhận mãi lộ để bỏ qua vi phạm và các hành vi khác trái đạo đức xã hội. Cảnh sát giao thông có quyền thổi còi dừng phương tiện, nhưng phải chào theo điều lệnh, trừ trường hợp người vi phạm có thái độ trái văn hóa, trái pháp luật đối với mình, họ không thể có thái độ vênh váo, kênh kiệu, nói kiểu ban ơn, xúc phạm đến danh dự của người liên quan. Đây chính là tiêu chí để xác định văn hóa giao thông, của người điều khiển giao thông.

Đối với người tham gia giao thông, thì văn hóa giao thông, được hiểu là các xử thế đúng và đẹp, khi họ tham gia giao thông. Điều đầu tiên là thực hiện đúng luật, tự tôn trọng mình, tôn trọng mọi người; tôn trọng an toàn công cộng, trật tự công cộng, giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho cơ quan liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý, khắc phục. Văn hóa giao thông, còn phải kể đến phương tiện tham gia giao thông, nói cách khác, là các loại xe. Khi sản xuất phương tiện, nhà sản xuất đã tính toán kỹ về tiêu chuẩn kỹ thuật, từ gương, đèn, phanh và màu sơn... Thế nhưng, thực tế hiện nay, nhiều phương tiện gắn nhiều hình ảnh nhố nhăng, quái dị, phản cảm; đèn thì chiếu thẳng vào mặt người đi ngược chiều, phanh còi quá âm lượng quy định, với các tiếng hú, tiếng la hét đinh tai, nhức óc...

Văn hóa giao thông, thực chất là cách xử sự của con người đối với các vấn đề được Luật Giao thông đường bộ quy định, mà chúng ta phải chấp hành nghiêm, gương mẫu và tự giác. Nói cách khác, văn hóa tham gia giao thông là thái độ, hành vi xử thế của người tham gia giao thông đối với các quy định của pháp luật về giao thông. Theo đó, hành vi xử thế trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng./.

(Minh Anh/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất