Thứ Bảy, 30/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 10/4/2011 14:25'(GMT+7)

Việc tổ chức, quản lý lễ hội đầu năm 2011 có nhiều tích cực

Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchỔtả lời phỏng vấn về đánh giá trên.

PV: Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2011. Ông có thể cho biết, Bộ VHTTDL đã triển khai chỉ đạo của Thủ tướng như thế nào?

Ông Vương Duy Bảo: Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 162/CĐ-TTg, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Thông báo số 282/TB-BVHTTDL ngày 11/2/2011 chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện trên của Thủ tướng.

Trước đó, tại Hội nghị đánh giá công tác tổ chức và quản lý lễ hội năm 2010, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu các tỉnh/thành khi tổ chức hoạt động lễ hội tại các địa phương phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đồng bộ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác, tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Đặc biệt phải có phương án bảo đảm trật tự an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho du khách tham gia lễ hội. Việc mời khách Trung ương phải có ý kiến thống nhất với Bộ chủ quản (Bộ VHTTDL).

Đối với những di tích có gắn với lễ hội lớn cần tiến hành quy hoạch tổng thể, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội, vi phạm Luật Di sản văn hóa, xâm hại di tích và ảnh hưởng đến môi trường lễ hội.

PV: Trong Công điện 162/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội. Xin ông cho biết về công tác triển khai nhiệm vụ này của Bộ?

Ông Vương Duy Bảo: Ngay sau khi có Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ cũng đã thành lập 5 Đoàn công tác do 5 đồng chí lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn và lãnh đạo các Cục, Vụ liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội, quản lý di tích và di sản văn hóa.

Đoàn đã tiến hành kiểm tra 2 đợt vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán Tân Mão năm 2011 trọng tâm là các địa bàn có lễ hội lớn như: Phú Thọ, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam…

Đoàn công tác cũng đã trực tiếp làm việc với Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND, Đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh/thành và các ngành liên quan của tỉnh đề nghị thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

PV: Từ kết quả 5 đoàn công tác như vừa nêu trên, ông có thể cho biết cụ thể hơn về công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các địa phương?

Ông Vương Duy Bảo: Điều nổi bật nhất đó là hầu hết các tỉnh/thành đều nhận định Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có tác động trực tiếp đến lãnh đạo tỉnh ủy, UBND các tỉnh và các ngành liên quan, giúp nâng cao nhận thức về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Do đó việc tổ chức lễ hội đã có những chuyển biến tích cực rõ nét, góp phần làm giảm thiểu những bất cập và phòng ngừa được những nguy cơ tiềm ẩn hệ lụy thiếu an toàn về trật tự trong sinh hoạt lễ hội.

Cụ thể, khâu tổ chức đã mang tính chuyên nghiệp hóa từ công tác chuẩn bị, nâng cấp các cơ sở lưu trú, dịch vụ và tổ chức nghi lễ cả phần lễ và phần hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra đã bám sát cơ sở tại các nơi tổ chức lễ hội lớn để có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ những biểu hiện có mục đích trục lợi, thu phí không đúng quy định, lừa gạt khách tham quan, truyền đạo trái phép, hoạt động mê tín dị đoan.

Cùng với đó, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực: Các cơ sở tổ chức lễ hội lớn như: Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Đền Hùng (Phú Thọ), Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)... đã có khẩu hiệu, bảng nhắc nhở du khách thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Đồng thời, việc đốt đồ mã cũng đã giảm, hạn chế việc dâng đồ mã khi hành lễ; trật tự vệ sinh, môi trường đã chuyển biến tích cực; nhận thức về nếp sống văn minh của công đồng cũng được nâng lên. Tình trạng xâm phạm di tích lịch sử văn hóa, biến tướng các sinh hoạt phục vụ lễ hội, việc phục dựng các lễ hội theo ý chí chủ quan đã giảm hẳn.

Các địa phương chú trọng tới nội dung tuyên truyền, giáo dục truyền thống thông qua việc giới thiệu vị trí, công trạng của nhân vật thờ tự và ý nghĩa lịch sử của các công trình văn hóa tín ngưỡng. Đối với các tỉnh/thành có lễ hội lớn đã đầu tư nâng cấp các dịch vụ phục vụ có chất lượng cao phục vụ du khách.

Đặc biệt, tình trạng sử dụng phương tiện công tham gia lễ hội đã giảm, việc chấn chỉnh ý thức người tham gia lễ hội đặc biệt là cán bộ công chức cũng đã được lãnh đạo các cơ quan chấn chỉnh thực hiện nghiêm.

PV: Trong mùa lễ hội đầu năm, một trong những lễ hội thu hút được rất đông đảo du khách hành hương là Lễ hội Đền Trần (Nam Định). Ông có thể cho biết biện pháp chấn chỉnh lễ hội này sau khi có nhiều dư luận?

Ông Vương Duy Bảo: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND Nam Định về Lễ khai ấn Đền Trần. Theo đó, nhất trí tiếp tục thực hiện lễ khai ấn Đền Trần theo nghi lễ truyền thống và không tổ chức phát ấn vào đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hàng năm.

Tuy nhiên, về việc có phát ấn Đền Trần sau thời điểm nêu trên hay không, Bộ cũng đã đề nghị tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Nam Định phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và cơ quan liên quan. Sau đó, sẽ trình UBND tỉnh Nam Định và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định vấn đề này.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

(Quốc Hà/chinhphu.vn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất