Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, con người của Tổng Bí thư là hình mẫu về đạo đức cách mạng khiêm tốn, giản dị, gần gũi với đồng chí, với nhân dân.
Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước.
(TG) - Khi được biết thông tin rất đau buồn từ Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến đã từ trần, tôi ngồi lặng đi, buồn thương, tiếc nuối, kính trọng, xa xót. Hình ảnh và tình cảm của đồng chí Tổng Bí thư yêu kính; của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhân hậu, quyết đoán ngày chưa xa; của đồng chí đảng viên Nguyễn Phú Trọng giản dị, chân tình, gần gũi; của anh Trọng - một đồng môn lớp trước rất đáng ngưỡng mộ và thân thương của chúng tôi, những cựu sinh viên ở khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội một thời gian khó (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) cứ hiện lên, tươi rói đến buốt nhói, buồn đau đến tái tê. Và, tự nhiên, mấy câu thơ trong bài thơ “Nhớ” của nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác cách đây tròn 70 năm, và 10 năm trước đó, năm 1944, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cất tiếng chào đời, đến rất nhanh trong tâm tưởng “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh/ Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây/ Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh/ Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây…/…Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt/ Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời/ Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực/ Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”.
Cuốn sách mang tên “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Cho Chul-hyeon được xuất bản tại Hàn Quốc trung tuần tháng 5/2024. Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Thông tấn biên soạn và chuẩn bị ra mắt bản tiếng Việt tại Việt Nam. Phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc trò chuyện với tác giả Cho Chul-hyeon.
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư, đảng viên, nhân dân cả nước vô cùng thương tiếc, đồng thời kỳ vọng sẽ biến nỗi đau thành sức mạnh để thực hiện tốt các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.
Cống hiến và đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Việt Nam trong những năm qua không chỉ tạo ra sự thay đổi quan trọng cho đất nước mà còn khiến bà con kiều bào tự hào và thêm kính trọng Tổng Bí thư.
Tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ.
Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, đảng viên và người dân trên mọi miền đất nước đều bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn khi phải tiễn biệt một nhân cách lớn của dân tộc, một Tổng tư lệnh của lòng dân.
Ngày 20/7, một không khí trầm buồn lan tỏa khắp thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ngôi nhà thờ nằm khiêm tốn trong làng - nơi Tổng Bí thư sinh ra, lớn lên và gắn bó cả tuổi thơ, nhiều người dân đã đến với mong muốn được vào thắp nén nhang tưởng nhớ người con ưu tú của quê nhà. Ai ai cũng rưng rưng nghẹn ngào, bằng tất cả sự kính trọng, yêu mến bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi quá nhanh đến bất ngờ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(TG) - Sau khi rời Tạp chí Cộng sản, giữ cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo của Đảng, sau đó đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng khác, trong đó có hai nhiệm kỳ là Chủ tịch Quốc hội và gần ba nhiệm kỳ là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn tự coi mình là “nhà báo”, thấu hiểu và sẻ chia sâu sắc một nghề nhọc nhằn và gian nan nhưng rất đỗi vẻ vang “là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng”
Chiều tối 19/7, ngay sau khi thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần được công bố, nhiều người dân đã bày tỏ sự kính trọng và niềm tiếc thương vô hạn bằng việc đồng loạt thay ảnh đại diện trên trang mạng xã hội thành màu đen hoặc cờ rủ để tiễn biệt một nhà lãnh đạo vĩ đại, một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam.
(TG) - Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có sức cảm hóa, lan tỏa sâu rộng, định hướng nhận thức, dẫn dắt hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
(TG) - Kế thừa những thành tựu, bài học kinh nghiệm lãnh đạo văn hóa trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn luôn phát huy vai trò lãnh đạo để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đại hội XIII của Đảng đề cập một cách sâu sắc, toàn diện mục tiêu, nội dung, biện pháp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nói chung, văn hóa công sở nói riêng; trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn. Xây dựng văn hóa công sở cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là một nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngành y tế ghi nhận, thời gian gần đây bệnh bạch hầu xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc và có trường hợp tử vong. Đây là bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc cấp tính dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.