Thứ Bảy, 28/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Tư, 31/3/2010 11:28'(GMT+7)

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số: Ðến tận cùng bản sắc, sẽ gặp nhân loại

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Trái lại muốn làm đậm nét hơn một đặc tính của văn học, nghệ thuật nói chung - xưa cũng như nay, đông cũng như tây - sự đặc sắc của hoạt động sáng tạo cần phải mang đậm dấu ấn cá nhân nghệ sĩ, mà cá nhân đó bao giờ và ở đâu cũng đều phải được bắt rễ từ một cộng đồng cụ thể, một nền văn hóa cụ thể, tức là anh ta mang một "căn cước" dân tộc cụ thể.

Ở đây không có gì chí lý hơn một định đề đi đến tận cùng dân tộc sẽ gặp nhân loại. Ðây là câu chuyện không mới nhưng sự nhắc lại là cần thiết. Bởi, cũng còn không ít biểu hiện của sự khiêm nhường thái quá của các nghệ sĩ vốn cả đời gắn bó chỉ với mảnh đất mình đã sinh ra và lớn lên; lại cũng nữa, một thái độ mà lâu nay các cụ vẫn gọi là dân tộc hẹp hòi; rồi cũng lại nữa, một thái độ trong sáng tạo nghệ thuật đang gấp gáp, hình như thái độ hoặc sử dụng khái niệm của giới khoa học - công nghệ, đi tắt đón đầu, tức là hiện đại hoặc quốc tế không thể có mối liên hệ với dân tộc, truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu chuyện đề tài cũng lại là câu chuyện rất xưa. Ðề tài chẳng thể làm nên "da thịt" của văn chương nghệ thuật. Thế nhưng, đối với đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc, khi viết về chính những gì mình đã và đang sống ở quê hương, cùng với dân tộc mình, đã là đề tài dân tộc, miền núi. Trong năm, nhiều tác giả đã viết về những chuyện đó, chuyện xưa cũng như chuyện nay. Nhà thơ Y Phương với tập tản văn Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm, nhà văn Thế Sinh với Sao Tổn Khuống, mỹ thuật là Chế Kim Trung với Làng Chăm ơn Bác... Một bức tranh nhiều mầu sắc từ Việt Bắc, Tây Bắc cho đến Nam Trung Bộ, vùng Khmer đã được các tác giả khắc họa bằng chính những trải nghiệm của bản thân, bằng sự tin yêu và gửi gắm với cuộc sống, con người đồng bào các dân tộc.

Với những hoạt động như vậy, Hội Văn nghệ các dân tộc thiểu số đã xét trao giải, xét hỗ trợ sáng tạo. Giải thưởng là sự ghi nhận những đóng góp của các tác giả với đề tài này - như đã nói ở trên - cuộc sống và con người dân tộc trong những trang viết, những tác phẩm nghệ thuật của nhiều thể loại, được rọi chiếu qua lăng kính của sáng tạo.

Với tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, năm 2009 Hội đã tập trung hướng về cơ sở, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng các tác giả trẻ có triển vọng thông qua các trường phổ thông DTNT và các Hội Văn nghệ địa phương. Ngoài các Trại sáng tác theo phân bổ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội chủ động phối hợp với các Hội Văn nghệ địa phương, các trường phổ thông DTNT mở các trại sáng tác, các lớp bồi dưỡng sáng tác VHNT cho các tác giả địa phương và các em học sinh DTTS có năng khiếu (đi thực tế thủy điện Sơn La; Quản Bạ (Hà Giang); Văn Lãng, Bắc Sơn (Lạng Sơn); Mường Khương (Lào Cai); lớp bồi dưỡng ở Trường DTNT Nơ Trang Lơng (Ðác Lắc); Trường DTNT Thanh Hóa; Lục Ngạn (Bắc Giang).

Qua các đợt đi thực tế, mở trại sáng tác, mở lớp bồi dưỡng đã cho thấy đây là những hoạt động được cấp ủy, chính quyền, các ngành ở địa phương và hội viên ở cơ sở hưởng ứng sôi nổi, có kết quả thiết thực, có tác động tốt đối với phong trào và hoạt động của Hội. Cụ thể như các hội viên có điều kiện thâm nhập, tìm hiểu thực tế các vùng dân tộc và miền núi, các công trình phát triển kinh tế trọng điểm của đất nước và có nhiều tác phẩm mới.

Bên cạnh việc tổ chức đi thực tế, mở trại sáng tác, Hội đã chú trọng đến việc định hướng sáng tác, vừa chú ý đến việc phát triển bề rộng (đội ngũ) vừa tập trung cho việc khẳng định những tác giả đã có bề dày sáng tạo để có những tác phẩm có giá trị - đặc biệt thông qua việc xét hỗ trợ sáng tạo và Giải thưởng hằng năm của Hội. Thực tế cho thấy việc xét hỗ trợ sáng tạo và Giải thưởng năm 2009, chất lượng bản thảo, tác phẩm đã được nâng lên rõ rệt. Mặt khác, năm 2009 Hội cũng đã chú ý đến việc phát triển hội viên, tổ chức hoạt động đồng đều giữa các vùng miền, các dân tộc, nhất là những vùng lâu nay phong trào còn yếu kém, các dân tộc còn ít tác giả như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, vùng Khmer Nam Bộ.

Phương hướng, hoạt động của Hội Văn nghệ các dân tộc thiểu số tới đây là tiếp tục phát triển bề rộng, đầu tư chiều sâu mở rộng các hoạt động trại sáng tác, đi thực tế, lớp bồi dưỡng, đẩy mạnh việc xã hội hóa, phối kết hợp với các địa phương để vừa phát triển phong trào vừa đào tạo đội ngũ trẻ. Khởi động việc đầu tư để có các tác phẩm vừa mang tính thời đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc./.

(Theo: ND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất