Thứ Bảy, 28/9/2024
Diễn đàn
Thứ Hai, 29/6/2009 7:33'(GMT+7)

Vì sao họ phớt lờ sự thật?

Lê Công Định lúc bị bắt.

Lê Công Định lúc bị bắt.


Sau khi bị bắt, trước những bằng chứng không thể chối cãi, chính Định đã tự viết bản tường trình và thừa nhận vi phạm điều 88 Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Định còn xin được Nhà nước khoan hồng. Vốn là một luật sư, Lê Công Định là người hiểu rõ luật pháp. Sự thừa nhận của Định đã đủ nói lên rằng, Định bị bắt là đúng người, đúng tội và các cơ quan chức năng của Việt Nam thực hiện việc bắt giữ Định theo đúng trình tự pháp luật Việt Nam.

Trong khi vụ việc của Lê Công Định đang được các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật Việt Nam thì Bộ Ngoại giao Mỹ, Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam và một số tổ chức nước ngoài đã có những phát biểu phản ánh sai lệch bản chất vụ án, cố tình chính trị hóa một vụ việc vi phạm hình sự.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ I-an Ke-ly và Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao của EU tại Việt Nam là hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Họ cho rằng Lê Công Định bị bắt do đã tham gia bào chữa cho một số bị cáo, Định bị xử lý vì thực hiện quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Trên cơ sở những thông tin sai lệch, các đại diện Mỹ và EU đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” hoặc “quan ngại đặc biệt” về vụ bắt giữ Lê Công Định, cáo buộc chính quyền Việt Nam “đi ngược lại các cam kết quốc tế về quyền con người” và đòi trả tự do cho Định “ngay lập tức và vô điều kiện”.

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ và một số tổ chức quốc tế đưa ra những nhận xét, đánh giá thiếu cơ sở khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nên nhớ, những bản báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ phản ánh sai thực tế về tình hình nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đã bị các nước “tẩy chay” và phản đối quyết liệt.

Việc Lê Công Định bị xử lý vì vi phạm pháp luật Việt Nam là rõ ràng. Định có quan hệ với tổ chức khủng bố Việt Tân và tham gia một trong những khóa huấn luyện do Việt Tân tổ chức ở nước ngoài. Bản thân Định cũng thừa nhận Việt Tân là tổ chức khủng bố, âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam. "Tôi biết Việt Tân là tổ chức khủng bố đã huấn luyện cho một số người Việt Nam về đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam", Định viết trong bản tường trình. Gần đây, trên trang web của mình, thậm chí Việt Tân đã bóp méo và xuyên tạc lời phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam M.Mi-ha-lắc trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại Nam Ca-li-phoóc-ni-a hôm 5-6-2009. Sự xuyên tạc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đại sứ Mỹ nói riêng và quan hệ Việt-Mỹ nói chung.

Với tinh thần hợp tác và đối thoại, Việt Nam đã cung cấp và trao đổi thông tin với đại diện Mỹ và đại diện EU về các vấn đề nhạy cảm, dễ bị hiểu lầm, nhưng những tuyên bố của Mỹ và EU nhân vụ Lê Công Định cho thấy họ đang phớt lờ sự thật của vụ án, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây bất bình trong nhân dân Việt Nam. Tuyên bố của phía Mỹ đã đi ngược lại cam kết của phía Hoa Kỳ được nêu rõ trong tuyên bố chung giữa lãnh đạo hai nước là Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến của công dân và khuyến khích người dân đóng góp ý kiến và tham gia tích cực vào mọi mặt đời sống của đất nước là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Cũng như ở các quốc gia khác, ở Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp luật của công dân đều được xử lý theo pháp luật. Việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường của các quốc gia trên thế giới. Mỹ hay các nước thành viên EU cũng như các nước khác đều tiến hành các biện pháp quyết liệt nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội và an toàn cho người dân, đặc biệt khi cả thế giới bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa.

Sau khi hoàn thành các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, Việt Nam đã tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới và đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Việt Nam hiểu rõ giá trị của sự ổn định chính trị-xã hội và thực hiện các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo đảm an ninh quốc gia và sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Việt Nam cũng thừa nhận và tham gia nhiều công ước quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị, tôn vinh các giá trị chung của nhân loại. Việt Nam đã chấp nhận tiến hành các cuộc đối thoại định kỳ về vấn đề quyền con người với Mỹ, EU và nhiều nước khác với hy vọng làm sáng tỏ những bất đồng. Việt Nam được thế giới thừa nhận và hoan nghênh vì đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ, đặc biệt trong việc bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giáo. Các chính sách và pháp luật được ban hành và đang được thực thi ở Việt Nam là những điều kiện cần thiết để bảo đảm tốt nhất các quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Nhưng những công dân vi phạm pháp luật, bất kể ở cương vị nào, cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt là những đối tượng chống phá Nhà nước, gây mất ổn định chính trị, ngăn cản tiến trình phát triển của Việt Nam. Lê Công Định vi phạm pháp luật thì phải bị xét xử theo pháp luật. Đó là điều không cần bàn cãi và không ai có quyền can thiệp./.

(Theo: Kim Tôn/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất