Thứ Bảy, 7/12/2024
Vĩnh Phúc
Thứ Bảy, 29/6/2024 9:17'(GMT+7)

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm 2024

Tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức rõ được vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức rõ được vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả năm 2024 đã đề ra thì nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm hết sức khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành Vĩnh Phúc cần tập trung cao độ triển khai đồng bộ, bài bản, quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội.

Về phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế

Triển khai mạnh mẽ hơn, thực chất hơn các Nghị quyết, Kế hoạch, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh đối với các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó tập trung triển khai Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Phấn đấu tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và đạt cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra làm tiền đề cho xây dựng kế hoạch năm tiếp theo.

Theo dõi sát diễn biến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế quốc tế, khu vực và tình hình kinh tế vĩ mô trong nước để kịp thời có phương án chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, kiểm soát lạm phát, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh...

Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, du lịch

Sản xuất công nghiệp: Đôn đốc các chủ đầu tư khu công nghiệp tích cực triển khai dự án đảm bảo thực hiện đúng tiến độ được duyệt; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhất là về bồi thường, giải phóng mặt bằng để các chủ đầu tư một số khu công nghiệp sớm được giao đất theo quy hoạch được duyệt. Đôn đốc khu công nghiệp Phúc Yên, khu công nghiệp Đồng Sóc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để khởi công trong năm 2024. Lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư các khu công nghiệp Lập Thạch I, Lập Thạch II và hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Chấn Hưng trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Tiếp tục cụ thể hóa triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết về phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến năm 2030...

Sản xuất nông nghiệp: Theo dõi, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt việc thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân 2023-2024; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2024; xây dựng phương án bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ năm 2024, kế hoạch duy trì mã số vùng trồng. Tiếp tục áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường trong chăn nuôi; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định; triển khai chính sách dừng hoạt động chăn nuôi trong khu dân cư. Hoàn thành kế hoạch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Triển khai có hiệu quả các kế hoạch, đề án về phát triển thủy sản và mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thủy sản. Tập trung hoàn thành công tác trồng rừng, chăm sóc rừng, trồng cây phân tán. Theo dõi quản lý chặt chẽ các công trình dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và công tác phòng, chống cháy rừng.

Các lĩnh vực dịch vụ: Chủ động nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, trong đó thực hiện tốt các chương trình bình ổn thị trường, xúc tiến nông sản, mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các sản phẩm chủ lực, có thị trường lớn, có tiềm năng. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải có chất lượng phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đi lại của Nhân dân. Triển khai hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chú trọng thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên nền tảng số; mở rộng liên kết vùng trong phát triển du lịch và tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp và khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các động lực tăng trưởng kinh tế.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

 

Tăng cường mở rộng nguồn thu và điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả

Thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu ngân sách địa phương năm 2024 đã đề ra. Tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Khai thác triệt để nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước. Rà soát các lĩnh vực có dư địa, có yếu tố rủi ro về thuế như: lĩnh vực bất động sản, thương mại điện tử, khai thác khoáng sản... để có giải pháp quản lý thu hiệu quả. Hướng dẫn và đôn đốc thu nộp kịp thời, đầy đủ số tiền thuế tăng thêm khi áp dụng Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung. Triển khai hiệu quả đối với việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, hóa đơn điện tử cho từng lần bán lẻ xăng dầu và chức năng bản đồ số hộ kinh doanh trên địa bàn.

Điều hành chi ngân sách chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, trong đó rà soát thực hiện tiết kiệm chi, cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách, cần thiết để ưu tiên thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến chi cho con người, chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ, chương trình, dự án cấp bách, trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thu, chi ngân sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công làm động lực thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế

Các cấp, các ngành khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để phân bổ chi tiết hết vốn đầu tư công năm 2024 ngay trong tháng 7/2024.

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các chủ đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các công trình, dự án, nhất là các công trình, dự án lớn, trọng điểm, các Chương trình Mục tiêu quốc gia. Kịp thời điều chuyển vốn đối với các dự án gặp vướng mắc, khó giải ngân sang các dự án có thể hấp thụ ngay nguồn vốn đầu tư. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Theo dõi và kịp thời hướng dẫn, triển khai tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc liên quan đến khai thác mỏ vật liệu xây dựng. Có chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Thu hút đầu tư là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Vĩnh Phúc

Thu hút đầu tư là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Vĩnh Phúc

 

Thực hiện hiệu quả kế hoạch xúc tiến, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp

Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng góp vào tăng trưởng, thu ngân sách, giải quyết việc làm, gia tăng kim ngạch xuất khẩu… của tỉnh.

Nắm chắc tình hình, xu hướng đầu tư để có các giải pháp phù hợp, linh hoạt, kịp thời trong hoạt động xúc tiến đầu tư, thẩm định, cấp phép đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ và hoạt động đối thoại doanh nghiệp để tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Chủ động kết nối, tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng, các tập đoàn lớn đến tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh vào tỉnh, phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu về thu hút đầu tư nhất là thu hút vốn đầu tư trong nước DDI.

Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy doanh nghiệp thành lập mới và giảm số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi từ gia công, lắp ráp sang thiết kế và sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, tạo nền tảng thu hút, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Tăng cường quản lý quy hoạch, đô thị và xây dựng nông thôn mới

Tiến hành rà soát các Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000; kiểm tra thực hiện quy hoạch và thiết kế kiến trúc trên địa bàn 2 huyện Tam Đảo và Tam Dương; rà soát, khắc phục các tồn tại trong các đồ án quy hoạch đô thị và phương án xử lý, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy hoạch.

Tập trung hoàn thiện lập đồ án “Điều chỉnh cục bộ đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; các đồ án quy hoạch chung đô thị Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Đảo; các đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, B1, C1, A3, A4, B3, C2, C4; quy hoạch chung đô thị Liên Châu, Cao Phong, Đạo Trù và quy hoạch xây dựng vùng huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương…

Tiếp tục cụ thể hóa triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển đô thị, nhà ở trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của một số dự án khu đô thị, khu nhà ở, tiến độ việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của một số dự án nhà ở thương mại. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán và tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị, xây dựng trái phép. Triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất (khu đô thị, khu nhà ở), đàm phán, ký kết hợp đồng dự án với Nhà đầu tư.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng toàn diện, bền vững, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương.

Nam Hải

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất