Thứ Hai, 9/12/2024
Vĩnh Phúc
Chủ Nhật, 5/5/2024 9:59'(GMT+7)

Xây dựng con người Vĩnh Phúc phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam

Phong trào tập luyện thể dục-thể thao quần chúng ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thể trạng của người dân Vĩnh Phúc. (Ảnh chụp tại nhà văn hóa thị trấn Yên Lạc ).

Phong trào tập luyện thể dục-thể thao quần chúng ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thể trạng của người dân Vĩnh Phúc. (Ảnh chụp tại nhà văn hóa thị trấn Yên Lạc ).

Đó là các chương trình: Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030"; Kế hoạch 62/KH-UBND ngày 04/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên,thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 13/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường giải pháp bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 28/8/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2023-2030" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...

Đến nay, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được các nhà trường hưởng ứng mạnh mẽ, trong đó hướng tới xây dựng “trường học hạnh phúc”, chú trọng tính kỷ luật, kỷ cương trên nền tảng dân chủ, công khai, minh bạch; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, tri ân, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được thực hiện có hiệu quả. Các cơ sở giáo dục mầm non thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho 100% trẻ toàn trường tham gia hoạt động vui chơi tương tác thường xuyên với các khu vực sân chơi của nhà trường nhằm giúp trẻ rèn luyện và phát triển tốt các tố chất thể lực cũng như kỹ năng sống. Chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục duy trì ở mức cao: Trong nhiều năm học gần đây Vĩnh Phúc có điểm bình quân các bài thi trong kỳ thi THPT cao nhất cả nước. Vĩnh Phúc luôn là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên trong tỉnh được quan tâm. Tỉnh đã tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật cho thế hệ trẻ. Mở các lớp truyền dạy hát Soong cô, Trống quân Đức Bác, hát văn…, thường xuyên tổ chức các liên hoan, hội thi dân ca, dân vũ, văn hóa, văn nghệ quần chúng… Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật. Tổ chức các cuộc thi sáng tác, xuất bản và phổ biến tác phẩm để các hội viên có điều kiện sáng tác, in ấn các tác phẩm có chất lượng, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

Người cao tuổi đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo truyền dạy điệu hát Soọng cô cho thế hệ trẻ.

Người cao tuổi đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo truyền dạy điệu hát Soọng cô cho thế hệ trẻ.

Về kết quả việc nâng cao thể lực, tầm vóc con người Vĩnh Phúc, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030; Quyết định số 1660/QĐ-TTg, ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; chính sách hỗ trợ mua sắm thiết bị luyện tập thể dục - thể thao ngoài trời tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao các xã, phường, thị trấn, cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các thiết chế thể dục thể thao gắn với thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nâng cao sức khỏe cộng đồng được tiếp tục hoàn thiện đã tạo ra phong trào luyện tập thể dục thể thao sâu rộng trong nhân dân. Cụ thể, theo Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 về chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị thể dục thể thao ngoài trời cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao các xã, phường, thị trấn và khu thể thao các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2025, ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ tối đa số tiền 180.000.0000; ngân sách cấp huyện hỗ trợ tối thiểu số tiền 36.000.000 đ; ngân sách cấp xã và xã hội hóa tối thiểu số tiền 24.000.000 đ/TTVHTT xã, phường, thị trấn. Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ tối đa số tiền 120.000.000 đ; ngân sách cấp huyện hỗ trợ tối thiểu số tiền 24.000.000 đ; ngân sách cấp xã và xã hội hóa hỗ trợ tối thiểu số tiền 12.000.000 đ/Khu TT thôn, tổ dân phố.

Số người thường xuyên tham gia tập luyện TDTT ngày càng tăng với nhiều hình thức tập luyện phong phú, đa dạng. Tính đến năm 2020, có 50% số người tập luyện thể thao thường xuyên; 42% gia đình thể thao. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sôi nổi với trên 2.700 câu lạc bộ thể thao, hàng ngàn câu lạc bộ dân ca, dân nhạc, dân vũ duy trì hoạt động thường xuyên.

Giáo dục thể chất và thể thao trường học đã có những chuyển biến tích cực. Thể thao thành tích cao có bước phát triển khởi sắc, thu được nhiều kết quả nổi bật. Tín đến tháng 9 năm 2023, các đội thể thao tập huấn, thi đấu 29 giải, trong đó, có 2 giải quốc tế, 6 giải vô địch quốc gia, 9 giải trẻ, 6 giải cup, 3 giải lứa tuổi, 3 giải khác; giàng 150 huy chương các loại, gồm 42 Huy chương Vàng (HCV), 37 Huy chương Bạc (HCB), 71 Huy chương Đồng (HCĐ). Đặc biệt, đoàn VĐV của tỉnh tham sự SEA Games 32 tại Campuchia giành được 4 HCV, 2 HCĐ ở các môn đua thuyền, Arnis (võ gậy), Pencak Silat. Điều đó khẳng định Vĩnh Phúc đang từng bước nâng cao thể lực, tầm vóc con người, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để làm tốt việc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại theo tinh thần Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 và Thông báo kết luận số 213-TB/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Ban Chỉ đạo 35 đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền, phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch, các quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật. Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, xã, phường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự tại các địa bàn. Tuyên truyền các tầng lớp nhân dân không tiếp cận, đọc các văn hóa phẩm, xuất bản phẩm chưa được cấp phép trên mạng nhằm nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa lành mạnh, đồng thời tổ chức đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động chia sẻ, tuyên truyền các ấn phẩm của các tổ chức phản động nói sai sự thật, đả kích, chống Đảng và Nhà nước...

Trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, Chương trình hành động 74-CTr/TU của Tỉnh ủy gắn việc thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc và Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 12/12/2022 của Tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên cơ sở đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với việc xây dựng phát triển văn hóa, con người.

Hằng Thu 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất