Thứ Bảy, 23/11/2024
Dân số và phát triển
Thứ Năm, 1/6/2017 9:21'(GMT+7)

Xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em

Đồng thời, cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề toàn cầu. Thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, trên thế giới, ước tính có 120 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân của bạo lực tình dục và gần một tỷ trẻ em thường xuyên phải chịu hình phạt về thể chất. Châu Á là một trong các khu vực có tỷ lệ bạo lực, xâm hại trẻ em cao trên thế giới. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 5 năm (2011-2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Riêng năm 2016 có hơn 1.200 vụ; trong những tháng đầu năm 2017, đã phát hiện nhiều vụ xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm trọng… Tuy nhiên, số liệu về bạo lực, xâm hại trẻ em ở Việt Nam còn chắp vá, ước tính, do chỉ thuần túy dựa trên những số liệu hành chính. Hầu hết các vụ việc xảy ra trong gia đình hoặc môi trường thân quen của trẻ. Điều băn khoăn, lo lắng nhất là những con số thống kê này chỉ phản ánh một phần nhỏ trong số các vụ việc xảy ra.

Một điểm mới quan trọng của Luật Trẻ em năm 2016 là đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc. Đồng thời, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đã giao trách nhiệm thực hiện cụ thể cho mười cơ quan, tổ chức, địa phương trong việc xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tới mức thấp nhất các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ…

Tuy nhiên, để luật thật sự đi vào cuộc sống, giảm được tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em hiện nay, cần có những giải pháp cụ thể để bảo đảm mọi trẻ em Việt Nam đều được an toàn, nhất là không bị bạo hành, xâm hại ở gia đình - nơi được cho là an toàn nhất. Để làm được điều này, chúng ta cần hành động để nâng cao kỹ năng cho các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ. Đồng thời, cần xây dựng một môi trường bảo đảm rằng, mọi trẻ em ở Việt Nam đều được an toàn, không bị trừng phạt về thân thể, bạo hành, xâm hại trong trường học, với trách nhiệm thuộc về cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cộng đồng và từng gia đình… Điều quan trọng hơn, cần phát huy mọi sáng kiến và trách nhiệm của những người đưa ra các quyết định liên quan đến trẻ em để bảo đảm mọi trẻ em Việt Nam được khuyến khích và trao quyền để trở thành những nhân tố tạo nên sự thay đổi và nói lên tiếng nói đấu tranh với bạo lực, xâm hại mà không cảm thấy sợ hãi; tạo ra các cơ chế để báo cáo, điều tra vấn đề bạo lực, xâm hại và buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.



Để đạt được những mục tiêu này, UNICEF cũng đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bảo vệ trẻ em, nhằm nghiêm cấm và xử lý tất cả hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi. Xây dựng những giải pháp cụ thể để chấm dứt bạo lực, xâm hại trẻ em; trong đó tập trung vào việc thúc đẩy kỹ năng làm cha, mẹ; tăng quyền năng cho trẻ em gái và trẻ em trai trong việc xử lý và báo cáo bạo lực, xâm hại. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động bảo vệ trẻ em, thành lập mạng lưới các cộng tác viên bảo vệ trẻ em cấp xã và đào tạo, bố trí đầy đủ các vị trí cán bộ xã hội chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em...

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất