Thứ Bảy, 5/10/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 5/5/2011 22:11'(GMT+7)

ADB giúp Việt Nam phát triển ngành điện

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trong khoảng thời gian từ năm 1994-2008, ADB đã cho Việt Nam vay các dự án truyền tải, phân phối điện với với tổng giá trị gần 1,9 triệu USD, trong đó có khoản vay cho hai nhà máy khí điện Phú Mỹ và khoản bảo lãnh liên quan.

Đảm bảo nhu cầu năng lượng đóng vai trò quan trọng và góp phần tích cực vào nỗ lực của tăng trưởng kinh tế, mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo và phúc lợi xã hội của Việt Nam. Đó là phải đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và tiêu dùng. Việt Nam đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường huy động đầu tư tài chính một cách bền vững.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong những năm gần đây đã dẫn tới sự tăng đột biến về nhu cầu năng lượng. ADB đã thấy được nhu cầu năng lượng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng và giúp đỡ Việt Nam giải quyết các vướng mắc, khó khăn. Để giúp giải quyết vấn đề này, ADB đã và đang tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Luật Điện lực năm 2004 cung cấp khung pháp lý cho việc cung cấp và phân phối điện theo cơ chế thị trường trên cơ sở tạo ra một thị trường điện cạnh tranh bán buôn và cơ quan quản lý phù hợp.

Những năm qua, ADB đã hỗ trợ cho Việt Nam trên rất nhiều các lĩnh vực kinh tế và xã hội. ADB đã hỗ trợ cho Việt Nam 99 khoản vay với tổng giá trị 8 tỷ USD, 245 hỗ trợ dự án kỹ thuật với tổng giá trị 188,4 triệu USD và 24 dự án khác với giá trị 139,1 triệu USD.

ADB quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1994-2008, ADB đã cho Việt Nam vay các dự án truyền tải, phân phối điện với với tổng giá trị gần 1,9 triệu USD, trong đó có khoản vay cho hai nhà máy khí điện Phú Mỹ và khoản bảo lãnh liên quan.

Trong thời gian này, có 26 dự án hỗ trợ kỹ thuật cho ngành đện với tổng trị giá 18,8 triệu USD. Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB trong giai đoạn này tập trung vào giải quyết các vấn đề về môi trường và xem xét các tác động của dự án cụ thể.

Từ đó đến nay, ADB luôn duy trì các cuộc đàm phán với chính phủ, và các cơ quan liên quan và các đối tác khác về chính sách phát triển ngành điện.

Nhìn chung, các chương trình hỗ trợ của ADB cho ngành điện ở Việt Nam là phù hợp với mục tiêu phát triển trọng điểm của quốc gia: Xoá đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế cao.

Tỷ lệ điện khí hoá của Việt Nam tăng mạnh, từ 55% năm 1992 lên 93% vào năm 2009. Các chuyên gia dự báo rằng, trong những năm tiếp theo Việt Nam cần đầu tư khoảng 3 tỷ USD/năm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện.

Cùng với việc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng, các hỗ trợ trong ngành năng lượng của ADB cũng đã được tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng toàn diện kinh tế và an sinh xã hội của Việt Nam. Trong tháng 4/2009, ADB đã tăng cường khoản vay 151 triệu USD để giúp Việt Nam mở rộng và cải thiện dịch vụ điện trong các cộng đồng dân cư ở vùng xa xôi.

ADB hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng mạng lưới điện và phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ để phục vụ các xã ở khu vực miền núi phía bắc. Đồng thời, cũng sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chương trình của Chính phủ về điện đối với nông thôn.

Các dự án hỗ trợ với tổng giá trị 197,6 triệu USD được xây dựng để nâng cao khả năng cung cấp điện với giá cả phải chăng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, thu nhập và giáo dục trong vùng dự án.

ADB cũng đã tài trợ hai trong số các dự án lớn của Việt Nam, đó là tài trợ xây dựng nhà máy điện nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 và nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3. ADB cũng đã giúp giảm thất thoát năng lượng trong hệ thống truyền tải và phân phối và hạn chế tình trạng cắt điện thông qua các dự án phục hồi, nâng cấp và mở rộng hệ thống điện tại các khu vực trọng điểm của đất nước./.

Thu Hiền

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất