Thứ Bảy, 21/9/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Năm, 22/9/2016 22:2'(GMT+7)

Báo cáo chuyên đề "Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh"

Ngày 22-9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung  ương đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ban. Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chủ trì buổi báo cáo.
Phát biểu tại buổi báo cáo, đồng chí Phạm Văn Linh nhấn mạnh, bối cảnh thế giới và trong nước đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác tuyên giáo. Vì vậy, Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã có chủ trương thường xuyên cập nhật kiến thức, cung cấp thông tin cốt lõi, sâu sắc cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ban. Yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ban phải nhanh nhạy, xử lý thông tin, tình huống, hiệu quả. Muốn như vậy, thông tin kiến thức nền tảng của mỗi cá nhân phải đa dạng, chắc chắn, cập nhật những cái mới, từ đó tham mưu, nêu ra giải pháp thuyết phục.
Các đại biểu đã nghe GS. Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo chuyên đề “Xây dựng  Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
 Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Xây dựng Đảng là một vấn đề lớn, thường xuyên được Đảng ta quan tâm trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng Đảng càng được quan tâm chú ý của toàn dân. Các Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết của các hội nghị Trung ương ở từng nhiệm kỳ hầu như không một Nghị quyết nào không đề cập tới các nội dung xây dựng Đảng, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo GS. Hoàng Chí Bảo, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã ra Nghị quyết lịch sử “về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là một Nghị quyết có tầm vóc lớn, có ảnh hưởng rất lớn trong Đảng và trong dân. “Một Nghị quyết lịch sử, với dũng khí phê phán, tự phê phán, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh “dựa vào dân mà xây dựng Đảng” của Đảng ta, đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của đông đảo Đảng viên và quần chúng. Một nghị quyết kịp thời, đúng lúc, rất được lòng dân, vì trách nhiệm cao nhất trước dân tộc và nhân dân mà Đảng tự đổi mới chính mình, đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng ở vị trí then chốt.
Đại hội XII, có thể nói lần đầu tiên đã nhận thức đầy đủ, toàn diện về xây dựng Đảng, đã mở rộng nội dung xây dựng Đảng trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện, mọi mối quan hệ, do đó đã đặt vấn đề đạo đức và văn hóa trong Đảng.  “Xây dựng Đảng về đạo đức, về văn hóa trong tình hình hiện nay là mấu chốt, cốt lõi làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng là Đảng lãnh đạo và cầm quyền. Để xây dựng Đảng  về đạo đức-đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư mà Hồ Chủ tịch đã nêu ra cần phải chuyển từ ý thức đạo đức sang hành động đạo đức, không chỉ với nỗ lực tự giác, trách nhiệm của từng người mà còn phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, của những người lãnh đạo, nhất là phát huy vai trò của dân trong xây dựng Đảng”.
GS. Hoàng Chí bảo nhấn mạnh, khi xác định “Đảng là đạo đức, là văn minh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ tầm quan trọng của đạo đức, coi đó là đặc trưng bản chất của một chính đảng cách mạng. Người còn nhấn mạnh, “chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết, thanh khiết từ việc nhỏ tới việc lớn”. Như vậy, Người đã đưa yếu tố đạo đức vào trong chính trị, quan niệm chính trị gắn liền với đạo đức và văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc rèn luyện đạo đức, lối sống của đảng viên, của đội ngũ cán bộ nói chung. Với mỗi người, phải rèn đủ cả bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, phải đủ cả bốn đức mới là người hoàn toàn, thiếu một đức thì không thành người. Nếu đào tạo cán bộ là “công việc gốc” của Đảng thì việc giáo dục, rèn luyện cán bộ hằng ngày, phải lấy đức làm gốc, tài là quan trọng, có đức phải có tài nhưng đức là gốc, là hàng đầu, tài phải được bảo đảm bởi đạo đức.
Bảo Long

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất