Thứ Hai, 23/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Bảy, 30/6/2012 23:55'(GMT+7)

Choáng váng đọc sách giải trí cho trẻ em

Bìa cuốn "Học sinh cười".

Bìa cuốn "Học sinh cười".

“Học sinh cười”- bố mẹ... khóc

Ấn phẩm khiến người đọc xanh mặt bởi nội dung hoàn toàn không phù hợp với đối tượng được ghi trên bìa sách: Học sinh... cười.

Sách lại do NXB Văn học, một đơn vị tên tuổi trong làng xuất bản ấn hành với số lượng 3.000 cuốn, in xong và nộp lưu chiểu năm 2012.

Đến Văn Miếu tham gia một hoạt động khá uy tín tôn vinh văn hoá đọc, chị Huyền (Hà Nội) mua cho con trai cuốn sách “Học trò cười” để giúp con... giải trí ngày hè. Yên tâm vì cái mác NXB Văn Học, chị Huyền vô tư giao sách cho con. Chỉ đến khi, cậu con trai nhỏ bô bô những “câu đố” vừa học lỏm được từ cuốn sách thì vị phụ huynh này mới tá hỏa đọc lại. Không thể tin vào mắt mình, “những mẩu chuyện vui dành cho lứa tuổi học trò” không hiếm những câu chuyện mà người lớn phải... đỏ mặt.

Đối đáp giữa bé Tý và cô giáo,chuyện kể của Vôva, phân biệt Sờ nặng và xờ nhẹ... với những câu từ tục tĩu, những hình ảnh xa lạ với độ tuổi học trò xuất hiện khá nhiều. Bạn sẽ nghĩ gì khi đọc câu hỏi cô giáo dành cho một học sinh nam: “Cái gì trong quần em có mà cô không có?” “Cái gì cô có ở giữa hai chân của cô?” “Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?”...

Hay như lối tư duy của học trò Vova khi tìm câu trả lời về con số đẹp nhất 21593 bằng lối lập luận này: “...nếu một cặp nào đó cùng làm một việc thì trong vòng không quá năm tuần họ sẽ hiểu rằng sau 9 tháng sẽ xuất hiện người thứ 3”... cũng có thể khiến các vị phụ huynh nào yếu tim tụt huyết áp!.

Càng nguy hại hơn bởi với hình thức truyện cười nên những cách đối đáp, câu đố rất dễ để các em... nhớ lâu và tiện mồm nói lại.

Vậy, đây liệu có thể xem là ấn phẩm giải trí lành mạnh cho trẻ em?.

Một hình vẽ minh hoạ trong một cuốn truyện tranh dành cho tuổi teen.

Truyện tranh 18 +

Thêm một thực tế khiến người ta lo ngại, các em học sinh bây giờ rất dễ dàng đọc được những cuốn truyện tranh với hình ảnh, lời thoại không dành cho lứa tuổi của mình. Mặc dù được dán nhãn (rất nhỏ) rằng “sách dành cho độc giả trưởng thành”, hay “dành cho lứa tuổi 18+”...., nhưng vì lợi nhuận, không ai tỏ ý ngăn cản các em tiếp cận.

Con mèo trên gác bếp, Chàng quản gia, Thục nữ yêu kiều... những đầu sách, theo tìm hiểu của chúng tôi được khá nhiều bạn trong lứa tuổi hồng tìm đọc, đáng sợ thay lại là những cuốn sách khiến người lớn thực sự... choáng. Chưa nói đến nội dung không có tính giáo dục, thiếu sâu sắc, chỉ riêng nội dung các ấn phẩm 18+ thực sự đã tiềm ẩn nguy hiểm vượt quá xa nhận thức lứa tuổi các em với nhiều chi tiết, hình ảnh mang tính gợi dục, những cảnh giường chiếu, phòng the.

Đáng nói, những loại truyện này không chỉ xuất hiện ngày càng nhiều mà còn có tốc độ... lây lan khá nhanh. Theo một khảo sát của chúng tôi, có đến 7/10 học sinh lớp 7 biết rõ những loại truyện này được bán phổ biến ở đâu. M.H, một học sinh lớp 6 còn hào hứng tiết lộ: “Ở Cầu Giấy, Bách Khoa, nhiều lắm!”.

Một chuyên gia tư vấn về kỹ năng sống cho rằng, nhu cầu đọc sách,truyện giải trí của học sinh là chính đáng. Tuy nhiên, chúng ta không thể tha thứ đối với những ấn phẩm, truyện “bẩn” đang tác động sâu rộng đến lối sống và nhân cách còn non nớt của các em.

Đối phó thảm hoạ?

Nỗi lo càng nhân lên gấp bội khi ngay cả những ấn phẩm Sách giáo khoa vốn từ trước đến nay vẫn thường được các vị phụ huynh đặt niềm tin tuyệt đối về tính chuẩn mực, nay cũng xuất hiện quá nhiều hạt sạn. Từ những bài toán khiến người ta không chỉ sửng sốt như “Hai bàn tay em có 10 ngón, do nghịch dao nên bị cụt mất hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay?” hay những lỗi chính tả không thể chấp nhận được, dạng như ‘‘cây lêu’’, ‘‘dỗ tổ’’ được in trong cuốn “Vở luyện tập viết tiếng Việt lớp 1” do NXB Đà Nẵng ấn hành cũng khiến không ít phụ huynh... tá hoả.

Càng lo hơn khi những cuốn sách tham khảo nói trên đều do các NXB có uy tín hẳn hoi ấn hành, đối tượng hướng đến lại là những em nhỏ mới chập chững bước vào ngưỡng cửa học tập và rèn luyện. Chị Nguyễn Phương Thảo có con là học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) thốt lên: “Không hiểu sao người ta lại có thể cẩu thả như thế ?”.

Biện minh, đổ lỗi, đó thường là những gì diễn ra sau khi người ta bị bắt lỗi.

Cơ chế thị trường và nhu cầu của người đọc bấy lâu nay đã thôi thúc sự ra đời của vô số những cuốn sách tham khảo dành cho các lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, việc in nhiều để xảy ra nhiều lỗi, đặc biệt là những sai sót cơ bản và không thể chấp nhận như những thí dụ trên khiến không chỉ các vị phụ huynh đang có con em đi học mà cả xã hội không tránh khỏi lo âu .

Làm sao để đối phó và loại trừ những thảm hoạ này đang là câu hỏi lớn đặt ra trong bối cảnh xã hội đang bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố, mà đang quên đi điều quan trọng hàng đầu là phải bồi đắp đời sống tinh thần khoẻ khoắn, trong lành nhất cho trẻ thơ./.

(Theo: An Tâm/ND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất