Tỉnh An Giang hiện có 63 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, phần lớn xây dựng gắn với UBND xã hay chùa Khơmer, tập trung chủ yếu ở khu đông dân cư; trong đó mới có 50% nhà văn hóa hoạt động thường xuyên nên chưa phát huy hết công năng. Để phát huy có hiệu quả các nhà văn hóa cơ sở, các ý kiến cho rằng trung tâm văn hóa thể thao cơ sở cần tự chủ, xã hội hóa trong hoạt động, tăng kinh phí thực hiện và biên chế , có cơ chế đặc thù...
Ngày 8/6, tỉnh An Giang đã tổ chức Hội thảo "Mô hình Trung tâm văn hóa thể thao xã, phường, thị trấn tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020”.
Hội thảo đã nghe 13 ý kiến, báo cáo tham luận về vấn đề qui mô, nhân sự, kinh phí, cơ chế pháp lý, xã hội hóa, trung tâm văn hóa thể thao xã gắn với trung tâm học tập cộng đồng… Tỉnh An Giang đang xây dựng nhà văn hóa, giai đoạn 2012 - 2020 sẽ chuyển thành trung tâm văn hóa thể thao và giáo dục, nhưng hoạt động chưa đúng với chức năng nhiệm vụ của trung tâm văn hóa thể thao cơ sở do qui mô nhỏ, chưa thể hiện hết các hoạt động, chưa phù hợp với từng địa bàn, nhân sự thiếu và không đạt chuẩn, cơ chế hoạt động chưa đạt yêu cầu, chưa mang lại hiệu quả phục vụ cho nhiều đối tượng dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer mà chỉ mới đáp ứng được nhu cầu phục vụ thể thao và văn nghệ quần chúng tại các địa phương. Nhiều nơi, cơ sở hạ tầng sân bãi cho hoạt động thể dục thể thao chưa phủ đều khắp, chưa đầy đủ cho các môn và chưa có điều kiện kêu gọi xã hội hóa. Thực tế phát triển trung tâm văn hóa thể thao xã hiện còn rất nhiều tồn tại không chỉ ở tỉnh An Giang mà còn ở nhiều tỉnh thành khác tuy đây là nơi phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của người dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn mới.
Tỉnh An Giang hiện có 63 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, phần lớn xây dựng gắn với UBND xã hay chùa Khơmer, tập trung chủ yếu ở khu đông dân cư; trong đó mới có 50% nhà văn hóa hoạt động thường xuyên nên chưa phát huy hết công năng. Để phát huy có hiệu quả các nhà văn hóa cơ sở, các ý kiến cho rằng trung tâm văn hóa thể thao cơ sở cần tự chủ, xã hội hóa trong hoạt động, tăng kinh phí thực hiện và biên chế , có cơ chế đặc thù... Hội thảo xác định, hoạt động của trung tâm văn hóa thể tthao cơ sở hiện nay đang thiếu hụt 2 yếu tố quan trọng là nhân sự và cơ ở vật chất, vì vậy nên thực hiện xã hội hóa.
Theo ông Lê Duy Khánh - Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa thể thao phía Nam, hoạt động trung tâm văn hóa thể thao cơ sở nằm trong mô hình xây dựng nông thôn mới nên các địa phương cần xem xét lại tiêu chuẩn, thống nhất tên gọi, cụ thể cơ chế XHH hoạt động, nên kế thừa qui hoạch cho phù hợp. Từ thực tiễn, UBND tỉnh nên có điều chỉnh và kiến nghị bổ sung theo cơ chế chính sách hợp lý./.
TTX